Theo thông tin của hiệp hội hồ tiêu tại Việt Nam (VPA) trong đầu năm 2021. Những thị trường chính của hạt tiêu không bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 cho nên việc tiêu thụ có sự gia tăng đáng kể. Đây cũng chính là yếu tố giúp cho hạt tiêu xuất khẩu tăng mạnh mẽ về giá trị. Theo ước tính việc xuất khẩu ở Việt Nam đã gia tăng đạt đến 34 nghìn tấn trong 6 tháng đầu năm. Điều đó chứng tỏ thị trường hạt tiêu rất có tiềm năng không chỉ phát triển trong nước mà ngay cả ngoài nước. Sau đây hãy cùng chúng tôi khám phá tình hình chung hiện nay ngay tại bài viết dưới đây nhé.
Hạt tiêu xuất khẩu tăng mạnh về giá trị
Giá hạt tiêu xuất khẩu trong nửa đầu năm tăng mạnh. Và cao gấp rưỡi so với cùng kỳ năm 2020. Dự báo giá tiêu toàn cầu sẽ còn tăng trong thời gian tới. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), ước tính giá hạt tiêu xuất khẩu bình quân trong tháng 6/2021 đạt 3.529 USD/tấn, tăng 2,9% so với tháng 5/2021 và tăng 52,5% so với tháng 6/2020. Tính chung nửa đầu năm nay, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu ước đạt 3.216 USD/tấn; tăng 50,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Nhờ giá hạt tiêu xuất khẩu tăng cao. Cho nên tính chung 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu giảm về lượng (ước đạt 155 nghìn tấn, giảm 6,7%). Nhưng đạt 500 triệu USD, tăng 40,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Hiện EU, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản, Nga, Thái Lan, Hàn Quốc, Mexico, Nam Phi là 10 thị trường nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới. Tại EU, năm 2020, thị phần hạt tiêu của Việt Nam chiếm 27,84%. Trong tổng giá trị nhập khẩu của thị trường này, thấp hơn so với 30,37% trong năm 2019. Dự báo trong ngắn hạn, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang EU. Sẽ gặp khó khăn do diễn biến dịch COVID-19 vẫn còn phức tạp. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 tại EU là tín hiệu tích cực. Đối với hoạt động xuất khẩu hạt tiêu vào thị trường này. EVFTA được cho là cơ hội. Để gia tăng giá trị xuất khẩu hạt tiêu vào thị trường EU.
>> Xem thêm: Cơ hội xuất khẩu hạt điều sang Peru được hưởng thuế 0%
Thị trường hạt tiêu Việt Nam xuất khẩu tại nhiều quốc gia
Dự báo, trong thời gian tới giá hạt tiêu toàn cầu. Sẽ được hỗ trợ do nguồn cung giảm mạnh tại Việt Nam, Indonesia, Brazil. Nhu cầu tiêu thụ tăng khi nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ nới lỏng giãn cách xã hội. Tại Indonesia, vụ thu hoạch hạt tiêu năm nay diễn ra vào tháng 7, tháng 8, nhưng sản lượng dự kiến sẽ giảm trên 20% so với vụ mùa năm 2020. Tại Brazil, sản lượng hạt tiêu được dự báo giảm mạnh trong năm 2021. Do quốc gia này có khả năng phải đối mặt với một đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong 91 năm qua trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 9.
Trong khi đó, tại Ấn Độ, sau một thời gian bị gián đoạn do dịch Covid-19. Đã mở cửa trở lại từ tháng 6/2021, kéo theo sự gia tăng về nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu tại thị trường nội địa. Tuy nhiên, xu hướng tăng giá sẽ không nhanh và mạnh như thời gian trước. Do sản lượng hạt tiêu của Sri Lanka trong năm 2021 được dự báo tăng 25%. Do đó khả năng sẽ tràn mạnh vào thị trường Ấn Độ.
Như vậy có thể thấy, ngành hạt tiêu Việt Nam đã có sự chuyển dịch trong cơ cấu chủng loại xuất khẩu. Giảm lượng xuất khẩu nhưng đã chú ý nâng cao chất lượng sản phẩm. Các doanh nghiệp ký hợp đồng mua hạt tiêu trồng hữu cơ. Bảo đảm chất lượng có giá cao hơn thị trường 2.000 – 3.000 đồng/kg. Dự báo giá tiêu toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, song mức tăng không lớn. Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, trong bối cảnh giá hạt tiêu biến động. Ngành hạt tiêu Việt Nam cần tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nguồn cung.