Hoa quả Việt Nam đắt hàng ở thị trường Châu Âu

Hoa quả Việt Nam đắt hàng ở thị trường Châu Âu

Theo thông tin của bộ thị trường được cập nhật mới đây cho biết, thị trường xuất khẩu hoa quả sang thị trường liên minh Châu Âu đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nhưng điều đáng mừng nhất đó chính là giá xuất khẩu sang EU cũng tăng đáng kể đạt mức cực ngưỡng. Điều này tạo điều kiện cơ hội dành cho các quốc gia có thể mạnh về xuất khẩu hoa quả. Các thương vụ Việt Nam cho rằng, người tiêu dùng ở Châu Âu họ quan tâm đến các loại hoa quả cùng với những hương vị mới. Vậy hãy cùng chúng tôi thống kê ngay giá trị xuất khẩu hoa quả tại Việt Nam nhé.

Hoa quả vùng nhiệt đới được thị trường châu Âu quan tâm

Thông qua các giá trị sức khỏe từ trái cây nhiệt đới. Đã giúp cho nhu cầu của người tiêu dùng châu Âu. Trong số này đứng đầu là lựu, chanh leo, cây lý và trái vải. Ngoài ra, các loại trái cây đặc trưng khác như chôm chôm và khế. Chắc chắn sẽ là có tiềm năng tăng trưởng tại thị trường này.

Xuất khẩu hoa quả tươi vào thị trường EU

Hàng năm, nhiều loại trái cây nhiệt đới được châu Âu nhập khẩu. Với giá trị tăng nhanh hơn lượng nhập khẩu. Giá trị nhập khẩu của châu Âu đối với các mặt hàng như vải tươi, chanh dây, khế. Và thanh long (HS 08109020) tăng 40% trong 5 năm qua, lên 142 triệu euro vào năm 2019. Các loại trái cây lạ khác (HS 08109075) mà chủ yếu là lựu có mức tăng trưởng 21%. Và đạt tổng giá trị 202 triệu euro vào năm 2019.

Xuất khẩu hoa quả tươi vào thị trường EU

“Sự tăng trưởng về giá trị là dấu hiệu cho thấy giá của các sản phẩm trái cây đặc trưng cao hơn. Hiện nay, trái cây đặc trưng đang trong giai đoạn đầu của vòng đời. Trong khi thị trường châu Âu vẫn còn dư địa để phát triển. Thời gian phát triển thị trường trái cây nhiệt đới sẽ phụ thuộc vào từng loại giống cụ thể cũng như quá trình chăm sóc, sinh trưởng của chúng”, Thương vụ cho biết.

Đầu năm 2021, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu trái chanh leo sang EU. Với trị giá xuất khẩu chiếm 97,9% tổng trị giá trị xuất khẩu, còn lại là trái mít, mận và me… Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho hay: Quý I/2021, nhập khẩu các sản phẩm trái me tươi, táo, mít, vải, mận, chanh dây, khế của EU đạt 18,4 nghìn tấn, trị giá 67,4 triệu Eur (tương đương 80,2 triệu USD), giảm 7,2% về lượng nhưng tăng 5,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Thống kê con số xuất khẩu hoa quả tại Việt Nam

Giá nhập khẩu bình quân trong quý I/2021, đạt 3.661,8 Eur/tấn, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2020. Giá nhập khẩu bình quân từ thị trường Hà Lan đạt 3.762,4 Eur/tấn, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ trọng nhập khẩu từ thị trường này chiếm 24,4% về lượng, giảm 8,7 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020. Tiếp theo là các thị trường như: Colombia, Nam Phi, Bỉ…Hà Lan là thị trường cung cấp các sản phẩm này lớn nhất cho EU trong quý I/2021, đạt 4,48 nghìn tấn, trị giá 16,86 triệu Eur (tương đương 20,1 triệu USD), giảm 31,7% về lượng và giảm 18% về tri giá so với cùng kỳ năm 2020.

Việt Nam là thị trường cung cấp nhóm sản phẩm này lớn 5 cho EU trong quý I/2021, đạt 1,49 nghìn tấn, trị giá 9 triệu Eur (tương đương 10,8 triệu USD), giảm 9,6% về lượng, tăng 12,7% về so với cùng kỳ năm 2020. Giá nhập khẩu từ Việt Nam ở mức cao đạt 6.067,1 Eur/tấn, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam giảm 0,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020. Trong nhóm sản phẩm này, các tháng đầu năm 2021, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu trái chanh leo sang EU. Với trị giá xuất khẩu chiếm 97,9% tổng trị giá trị xuất khẩu; còn lại là trái mít, mận và me.

Vải thiều được xuất khẩu sang Eu theo Hiệp định EVFTA

Vải thiều nhiệt đới người tiêu dùng châu Âu ưa thích

Vải thiều là loại trái cây có tiềm năng xuất khẩu sang thị trường EU. Đầu tháng 6/2021, lô thiều Lục Ngạn đầu tiên của Việt Nam đã chính thức được xuất khẩu chính ngạch vào EU theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Theo Tổ chức Xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển Hà Lan. Vải thiều là một loại trái cây đặc sản đang dần phổ biến ở EU. Mặc dù mức tiêu thụ bình quân trên đầu người vẫn còn hạn chế.

Vải thiều nhiệt đới người tiêu dùng châu Âu ưa thích

Tổng quy mô thị trường nhập khẩu trái vải của EU được ước tính vào khoảng 20.000 đến 25.000 tấn hàng năm. Vải thiều phổ biến nhất ở Pháp. Madagascar và Nam Phi là thị trường cung cấp chính vải thiều cho EU vào mùa đông (từ tháng 10 đến tháng 2). Nguồn cung vải thiều trong mùa hè hạn chế hơn. Đặc biệt vẫn còn khoảng trống trong nguồn cung vải tươi từ tháng 3 đến tháng 7 và từ tháng 9 đến tháng 11. Đây là những cơ hội đối với trái vải của Việt Nam.

Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU cho hay, theo Chỉ thị của Hội đồng châu Âu. Nếu muốn bán hàng trực tuyến vào EU, bất kỳ nhà bán hàng online; sàn giao dịch thương mại điện tử nào đều phải đăng ký kinh doanh ở một nước thành viên EU. Khi tiến hành bán hàng, người bán hoặc sàn giao dịch phải thu thuế VAT theo mức tại nước của người mua. Điều này có nghĩa sàn giao dịch hoặc người bán phải biết thuế VAT của nước khách hàng.

Việt Nam xây dựng mô hình kinh doanh thương mại điện tử

Đối với những món hàng vài chục Euro, thuế VAT tương ứng chỉ mất vài Euro. Nhưng phí khai thuế VAT của bưu điện lại lên đến hơn 10 Euro. Nếu tính trên tỷ giá mặt hàng thì rất lớn. Do đó, có nhiều khách hàng từ chối nhận hàng hoặc hoàn trả sản phẩm.

Việt Nam xây dựng mô hình kinh doanh thương mại điện tử

Theo Vụ Thị trường châu Âu, châu Mỹ (Bộ Công Thương). Hiện các giao dịch TMĐT của Việt Nam sang EU còn đang rất sơ khởi. Nhưng tin mừng là các doanh nghiệp Việt Nam đã có những thành công ban đầu. Khi bắt đầu xây dựng được mô hình kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới của mình tại EU. Vừa qua, 3 tấn vải thiều đầu tiên đã được nhập khẩu sang Đức qua sàn thương mại điện tử Voso. Đây là chương trình hợp tác giữa Cục Thương mại điện tử. Và Kinh tế số, Bộ Công Thương với Sàn thương mại điện tử Voso và Tổng công ty Bưu chính Viettel (Viettel Post). Để từng bước phát triển ứng dụng thương mại điện tử xuyên biên giới; cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

Theo quy định của EU, các giao dịch mua bán hàng hóa trên nền tảng thương mại điện tử giữa Việt Nam. Và EU sắp tới dù vẫn phải trả thuế VAT. Nhưng cũng sẽ được miễn thuế nhập khẩu nếu lô hàng giá trị dưới 150 euro. Nhà cung ứng sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hàng hóa của mình trước người tiêu dùng EU. Theo các quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *