Tình hình xuất khẩu thủy sản sang EU khó giữ mức tăng trưởng mạnh

Tình hình xuất khẩu thủy sản sang EU khó giữ mức tăng trưởng mạnh

EU là một trong những thị trường tiềm năng của ngành thủy sản Việt Nam, mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho ngành thủy sản nước ta, đặc biệt là từ khi có sự tác động tích cực của Hiệp định EVFTA đã thúc đẩy mối quan hệ thương mại giúp cho đôi bên cùng có lợi. Theo VASEP, tình hình xuất khẩu thủy sản sang EU trong 6 tháng đầu năm 2021 nhìn chung lạc quan, có nhiều chuyển biến tích cực với tổng kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái nhờ thị trường EU đang dần phục hồi nhu cầu tiêu thụ thủy sản. Thế nhưng cũng theo nhận định của VASEP, mức tăng trưởng này sẽ khó có thể tiếp tục duy trì trong giai đoạn nửa cuối năm nay do bị ảnh hưởng bởi một số vấn đề.

Tiềm năng xuất khẩu thủy sản sang EU

EU hiện là thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 4 của Việt Nam, sau Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, chiếm trên tỷ trọng 11%. Trong đó, những thị trường chi phối trong khối này là Hà Lan, Đức, Bỉ, Italy. Đây là những thị trường chính tiêu thụ tôm và cá ngừ của Việt Nam.

EU chiếm trên 14% xuất khẩu tôm của Việt Nam

EU chiếm trên 14% xuất khẩu tôm của Việt Nam, đứng thứ 3 sau thị trường Mỹ, Nhật Bản. Đối với cá ngừ, EU chiếm 21% đứng sau Mỹ. EU chỉ còn chiếm 7,4% tổng xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Chỉ với mặt hàng nghêu xuất khẩu, EU chiếm trên 70% xuất khẩu của Việt Nam

Tình hình xuất khẩu thủy sản sang EU đầu năm

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) cho biết theo thống kê Hải quan, 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU tăng 20% đạt trên 486 triệu USD. Xuất khẩu tôm chiếm tỷ trọng cao nhất, 52,5% tổng kim ngạch thuỷ sản sang EU với 256 triệu USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi thị trường EU đang hồi phục nhu cầu, xuất khẩu các sản phẩm thuỷ sản sang đây đều tăng thì xuất khẩu cá tra vẫn giảm 18% so với cùng kỳ đạt gần 58 triệu USD, chiếm chưa tới 12% xuất khẩu thuỷ sản sang EU. .

Khó duy trì mức tăng trưởng xuất khẩu

Kinh tế các nước EU đang dần hồi phục. Đó là nhờ những chuyển biến tích cực sau chương trình tiêm phòng vắc xin. Bên cạnh đó là các gói hỗ trợ sau COVID-19. VASEP cho biết nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản từ thị trường EU bắt đầu tăng mạnh. Diễn biến nhu cầu tiêu thụ tăng trưởng bắt đầu từ tháng 3/2021. Dự báo mức nhu cầu sẽ tiếp tục khởi sắc trong nửa cuối năm. Việt Nam có thể nắm bắt được cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, cần phải nhanh chóng kiểm soát được dịch Covid. Đặc biệt cần kiểm soát ở những khu vực TP HCM và một số tỉnh ĐBSCL.

Dù nhu cầu tiêu thụ của EU tăng mạnh, thị trường xuất khẩu thủy sản vẫn khó duy trì tăng trưởng

Tuy nhiên việc tiếp tục giữ nguyên đà tăng trưởng mạnh khá khó khăn. Nguyên nhân là vì tình hình COVID-19 phức tạp cùng với vấn đề thẻ vàng IUU. Xuất khẩu thuỷ sản sang EU nửa cuối năm sẽ không thể duy trì tăng trưởng như nửa đầu năm. Ước tính xuất khẩu thuỷ sản sang EU nửa cuối năm đạt khoảng 600 triệu USD. Lợi nhuận dự báo tăng 8% so với cùng kỳ. Điều này sẽ đưa kết quả xuất khẩu cả năm 2021 lên 1 tỷ USD. Như thế, mức tăng trưởng đạt được là 13% so với năm 2020.

Thẻ vàng IUU là gì? Nó có tác động như thế nào?

IUU là viết tắt của Illegal, Unrepoted and Unregulated Fishing. Theo thuật ngữ quốc tế, nó có nghĩa là hoạt động đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không được quản lý. Kể từ năm 2010, những quy định về IUU yêu cầu tất cả những lô hàng hải sản nhập khẩu vào thị trường EU phải kê khai thông tin về loài cá đánh bắt, địa điểm khai thác, ngày bắt và loại tàu đánh bắt cùng tất cả những phương tiện tham gia.

Việt Nam đã từng bị Liên minh Châu Âu (EU) đã phạt thẻ vàng. Đó là do hoạt động đánh bắt khai thác thủy sản chưa tuân thủ các quy định IUU của họ. Bị phạt “thẻ vàng” cũng kéo theo nhiều tác động xấu. Uy tín của ngành thủy sản nói chung và nghề cá nói riêng có thể bị giảm sút. Một số nhà nhập khẩu sẽ không mua thủy sản. Nguyên nhân là vì họ hướng đến sản phẩm đảm bảo đánh bắt bền vững. Đồng thời phải đảm bảo phù hợp với các quy định về quản lý, phát triển nguồn lợi,…

Khi bị phạt “thẻ vàng” thì hầu như 100% các lô hàng nhập khẩu vào EU đều mất thời gian. Nguyên nhân là vì phải chứng minh xuất xứ và các thông tin liên quan rõ ràng. Điều này làm cho thương mại bị đình trệ. Đồng thời, chi phí của các nhà xuất khẩu tăng cao,… Trong những năm vừa qua, Việt Nam cũng đã và đang nỗ lực khắc phục “thẻ vàng” IUU.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *