Nhìn lại 6 tháng đầu năm 2021, các số liệu thống kê cho thấy Việt Nam đã tăng cả về lượng lẫn kim ngạch nhập khẩu phế liệu sắt thép. Nhìn chung, với những thay đổi của thị trường toàn cầu đang trong giai đoạn hồi phục kinh tế sau dịch Covid 19 thì giá sắt thép đều tăng cao. Cụ thể, chúng ta cùng nhìn lại những con số của Tổng cục Hải quan đã ghi lại về việc nhập khẩu mặt hàng này trong thời gian vừa qua. Đồng thời có những nhận định về các thị trường đã cung cấp sắt thép phế liệu cho nước ta chủ đạo để có thể so sánh với những con số trước đây. Chi tiết bạn có thể tham khảo trong bài viết dưới đây để biết thông tin chính xác và nắm bắt được tình hình hiện tại.
Nhập khẩu phế liệu sắt thép ở Việt Nam tăng
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu phế liệu sắt thép các loại trong tháng 6/2021 đạt gần 708 nghìn tấn. Gá trị hơn 325 triệu USD, giảm nhẹ về lượng. Nhưng tăng 13% về giá trị so với tháng 5/2021.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu phế liệu sắt thép đạt gần 3,5 triệu tấn. Trị giá hơn 1,4 tỷ USD, tăng 32% về lượng và tăng gần 2,2 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, trong tháng 6, nhập khẩu phế liệu sắt thép từ Mỹ đạt 274 nghìn tấn. Tương đương 124,5 triệu USD, tăng hơn 2 lần về lượng và giá trị so với tháng 5.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu mặt hàng này của Mỹ tăng mạnh. Đạt hơn 814 nghìn tấn, tương đương hơn 337 triệu USD. Tăng 2,5 lần lượng, tăng 4 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Chiếm 24% tổng kim ngạch nhập khẩu phế liệu sắt thép của cả nước.
Các thị trường chính Việt Nam nhập khẩu
Nhập khẩu phế liệu sắt thép từ Australia đạt gần 259 nghìn tấn. Tương đương gần 116 triệu USD, tăng mạnh 76% về lượng. Tăng 191% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Chiếm 8% tổng kim ngạch nhập khẩu phế liệu của cả nước.
Nhập khẩu phế liệu sắt thép từ Hồng Kông đạt 258 nghìn tấn, tương đương 112,5 triệu USD. Tăng 22% về lượng, tăng gấp đôi về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Chiếm 8% tổng kim ngạch nhập khẩu phế liệu sắt thép của cả nước. Nhìn chung, lượng nhập khẩu từ hầu hết các thị trường đều tăng. Chỉ riêng thị trường Nhật Bản có xu hướng giảm nhẹ.
Cụ thể, nhập khẩu phế liệu sắt thép từ Nhật Bản. Thị trường lớn nhất trong 6 tháng đầu năm đạt hơn 1,4 triệu tấn. Tương đương hơn 638 triệu USD, giảm 6% về lượng nhưng tăng 54% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Chiếm gần 45% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của cả nước. Sở dĩ thép phế liệu của Nhật Bản được ưa chuộng hơn là vì nước này phân loại kỹ, đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường khi sản xuất thép thành phẩm.
Tình hình giá nhập khẩu sắt thép tăng
Về giá nhập khẩu mặt hàng này, trong tháng 6/2021 đạt 459 USD/tấn. Tăng 13% so với tháng 5/2021 và tăng gần gấp đôi so với tháng 6/2020. Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, giá nhập khẩu phế liệu thép đạt 411 USD/tấn, tăng 63% so với cùng kỳ năm 2020. Giá thép phế liệu nhập khẩu tính từ đầu năm đến giữa tháng 4/2021 tăng mạnh. Đây được xem là một trong những nguyên nhân khiến giá thép thành phẩm tăng trong thời gian qua. Việc giá thép phế liệu cũng như các nguyên liệu đầu vào khác như quặng, than… Tăng kèm với nhu cầu cao khiến giá nhiều loại thép thành phẩm Việt Nam cũng tăng mạnh theo.
Cụ thể hơn, số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, đầu tháng 6/2021. Giá thép phế HMS 1⁄2 80:20 nhập khẩu cảng Đông Á ở mức 518 USD/tấn CFR (tiền hàng và cước phí) Đông Á ngày 30/6. Mức giá này tăng 10 USD/tấn so với hồi đầu tháng 6. Giá thép phế chào bán tại các thị trường Mỹ, Châu Âu và Đông Nam Á có xu hướng tăng nhẹ. Giá thép phế nội địa tăng từ 300 đồng/kg đến 800 đồng/kg, giữ mức 10.000/kg – 10.800 đồng/kg. Giá thép phế nhập khẩu giảm 5 USD/tấn giữ mức 513 USD/tấn cuối tháng 6/2021.