Một số điều nên lưu ý để cẩn trọng hơn khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Một số điều nên lưu ý để cẩn trọng hơn khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Đầu tư trái phiếu là một hình thức giao dịch giữa người đi đầu tư và đơn vị phát hành trái phiếu. Hai bên hợp tác với mục đích bình đẳng và có lợi cho cả đôi bên. Không có gì khó hiểu khi hiện nay nhiều người nghĩ đầu tư vào trái phiếu là một hình thức tuyệt vời để tạo ra lợi nhuận và thu nhập, đặc biệt vấn đề an toàn sẽ được đảm bảo hơn so với loại hình đầu tư cổ phiếu. Tuy nhiên, cũng không thể vì thế mà chủ quan khi lựa chọn đầu tư, nhất là trong tình hình phức tạp trên thị trường có nhiều doanh nghiệp phát hành trái phép. Đây cũng là lý do mà Bộ Tài chính luôn đặc biệt lưu ý để các trái chủ cẩn trọng hơn trong việc quyết định đầu tư.

Đầu tư trái phiếu là gì?

Đầu tư trái phiếu là thực hiện một giao dịch cho vay. Với người đầu tư trái phiếu là người cho vay và người phát hành trái phiếu (Chính phủ, doanh nghiệp, ngân hàng hay tổ chức tài chính) là người đi vay. Nhà phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán cho trái chủ. Dựa theo các cam kết nợ được xác định trong hợp đồng vay.

Đầu tư trái phiếu nên cần được cẩn trọng hơn từ các nhà đầu tư

Trái phiếu doanh nghiệp là một khoản nợ mà Doanh nghiệp vay từ người mua trái phiếu. Người mua được nhận tiền lãi hàng năm và nhận khoản tiền vay gốc vào cuối kỳ hạn của trái phiếu. Tương tự như tiền gửi ngân hàng. Với mức rủi ro thấp và lợi tức đầu tư hấp dẫn. Trái phiếu doanh nghiệp là một kênh đầu tư mới trên thị trường. Cho phép khách hàng cá nhân đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình một cách hiệu quả tốt nhất.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp dự báo tiếp tục sôi động trong quý III/2021. Từ cả phía cung và phía cầu. Do việc tiếp cận vốn tín dụng vẫn hạn chế. Qua đó mức lãi suất hấp dẫn của trái phiếu doanh nghiệp vẫn được duy trì. Tuy vậy, rủi ro thị trường sẽ gia tăng. Vì hầu hết các doanh nghiệp đều tổn thương do dịch bệnh dai dẳng. Vì vậy nhà đầu tư cần thận trọng hơn. Theo thông tin từ Bộ Tài chính, nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý không mua trái phiếu thông qua chào mời của các tổ chức cung cấp dịch vụ hiện nay. Như công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại. Khi chưa tìm hiểu kỹ về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành.

Tổng quan về khối lượng trái phiếu phát hành được thống kê

Thông tin về tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2021, Vụ Tài chính ngân hàng (Bộ Tài chính) cho biết. “Trong 6 tháng đầu năm 2021, khối lượng phát hành TPDN riêng lẻ là 168,702 tỷ đồng. Tăng 3.2% so với cùng kỳ năm 2020. Khối lượng phát hành ra công chúng là 15,375 tỷ đồng. Tương đương 50.3% khối lượng phát hành của năm 2020. Chiếm 8.3% tổng khối lượng TPDN phát hành”. Cho thấy bước đầu có sự dịch chuyển từ phát hành riêng lẻ sang phát hành ra công chúng. Đây là tín hiệu tốt trên thị trường TPDN.

Bên cạnh đó, tổ chức tín dụng (TCTD) là nhà phát hành lớn nhất. Chiếm 40.2% tổng khối lượng phát hành. Khối lượng trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản giảm 55.5% so với cùng kỳ năm 2020. Chiếm 13.2% tổng khối lượng phát hành. Lãi suất phát hành bình quân 6 tháng đầu năm 2021 là 7.9%/năm. Giảm 1.6%/năm so với cùng kỳ năm 2020 (9.5%/năm).

Tổng quan về khối lượng trái phiếu phát hành được thống kê

Ngoài ra công ty chứng khoán là nhà đầu tư chính trên thị trường sơ cấp. Chiếm 44.4% tổng khối lượng phát hành. TCTD chiếm 25% tổng khối lượng phát hành. Tỷ trọng nhà đầu tư cá nhân là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp mua TPDN riêng lẻ trên thị trường sơ cấp chiếm 5.7% khối lượng phát hành. Giảm mạnh so với tỷ trọng nhà đầu tư cá nhân năm 2020 (là 12.68%).

Nhận định về thị trường trái phiếu hiện hành

Nhận định về thị trường trái phiếu doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 20201, ông Nguyễn Hoàng Dương – Vụ Phó Vụ Tài chính ngân hàng cho biết. “Cùng với xu hướng dịch chuyển vốn huy động từ kênh tín dụng ngân hàng sang kênh phát hành trái phiếu. Trên thị trường TPDN vẫn còn những rủi ro tiềm ẩn cho bản thân doanh nghiệp, nhà đầu tư và thị trường”.

Cụ thể, về phía doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu. Dựa theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ. Tuy nhiên, trường hợp doanh nghiệp phát hành khối lượng lớn trái phiếu, lãi suất cao, nhưng sử dụng vốn không hiệu quả. Hoặc tình hình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, hoặc lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động gặp khó khăn. Dẫn đến việc doanh nghiệp không hoàn trả được gốc và lãi trái phiếu cho nhà đầu tư. Qua đó sẽ gây bất ổn cho thị trường trái phiếu nói riêng và thị trường tài chính nói chung.

Về phía nhà đầu tư mua trái phiếu, pháp luật đã quy định nhà đầu tư tự đánh giá rủi ro. Và phải tự chịu trách nhiệm về việc mua TPDN riêng lẻ. Theo đó, pháp luật quy định chỉ nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là đối tượng được mua và giao dịch TPDN riêng lẻ. Để có thể bảo vệ các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, không có kinh nghiệm. Khả năng phân tích và đánh giá các rủi ro khi mua TPDN phát hành riêng lẻ.

Các lưu ý cần biết khi đầu tư trái phiếu

Đánh giá kỹ các rủi ro có thể phát sinh

Để hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư mua trái phiếu, Bộ Tài chính lưu ý nhà đầu tư mua trái phiếu phải thận trọng đánh giá kỹ về các rủi ro. Thực hiện trước khi quyết định mua trái phiếu. Nhà đầu tư mua trái phiếu cần phân biệt rõ phương thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng. Đặc biệt là phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Chỉ nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp mới được mua và giao dịch TPDN phát hành riêng lẻ. Bộ Tài chính khuyến nghị nhà đầu tư cần hết sức lưu ý là lãi suất cao sẽ đi kèm với rủi ro cao. Do đó phải hết sức thận trọng đánh giá kỹ về các rủi ro trước khi quyết định mua trái phiếu.

Đánh giá kỹ các rủi ro có thể phát sinh

Nhà đầu tư có thể vi phạm quy định của pháp luật. Nếu cơ quan quản lý nhà nước phát hiện được các hành vi “lách” quy định để trở thành nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Có hiện tượng tổ chức cung cấp dịch vụ (công ty chứng khoán, NHTM) chào mời. Hoặc phân phối TPDN không đúng đối tượng cho nhà đầu tư không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Các trường hợp này sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Bộ Tài chính, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước sẽ tăng cường kiểm tra việc cung cấp dịch vụ về TPDN của các tổ chức cung cấp dịch vụ. Qua đó xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm.

Nắm rõ các thông tin cần thiết của doanh nghiệp

Mặt khác, nhà đầu tư cần yêu cầu doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Các tổ chức môi giới phải cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết. Bao gồm trái phiếu do doanh nghiệp nào phát hành, mục đích phát hành. Có tài sản đảm bảo hay không có tài sản đảm bảo. Cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với trái phiếu. Kỳ hạn phát hành và phương thức trả nợ gốc, lãi. Tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành. Quy trình, hồ sơ về xác định nhà đâu tư chứng khoán chuyên nghiệp đối với các nhà đầu tư cá nhân. Theo quy định tại Nghị định số 155/2020/NĐ-CP.

Ngoài ra, nhà đầu tư đặc biệt lưu ý không mua trái phiếu không rõ nguồn gốc. Thông qua chào mời của các tổ chức cung cấp dịch vụ. Như công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại (NHTM). Đặc biệt khi chưa tìm hiểu kỹ về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành. Và các điều kiện, điều khoản của trái phiếu.

Nhà đầu tư trái phiếu cũng cần lưu ý việc các tổ chức cung cấp dịch vụ (công ty chứng khoán, NHTM). Phân phối TPDN không có nghĩa là các tổ chức này đảm bảo an toàn cho việc đầu tư vào TPDN. Các tổ chức này chỉ là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, hưởng phí dịch vụ từ doanh nghiệp phát hành mà không chịu trách nhiệm về việc doanh nghiệp có hoàn trả được gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn hay không. Rủi ro của trái phiếu vẫn là rủi ro của doanh nghiệp phát hành.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *