Hiện tại ở Việt Nam ngành nông nghiệp sản xuất chủ yếu là lúa nước. Trong một thời gian hết sức gian nan, lúa đã đóng một vai trò khá quan trọng trong chiến lược an ninh lương thực của Việt Nam. Và đã được chính phủ phê duyệt về việc nỗ lực tăng cường sản lượng sản xuất lúa gạo cho thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu. Chính vì thế, mà Việt Nam hiện tại đang là nước xuất khẩu lúa gạo lớn đứng trong top thế giới, sản lượng lúa mỗi năm đạt mức cực ngưỡng 40 triệu tấn. Tuy nhiên, hiện tại tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức khó khăn, cho nên mùa vụ mới này người nông dân không tìm được đầu ra để thu hoạch. Nó gây ra mức thiệt hại vô cùng lớn dành cho bà con.
Lúa được mùa nhưng nông dân lại thấp thỏm lo âu
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, lây lan nhanh trong cộng đồng, nhiều tỉnh, thành phố, trong đó có tỉnh thành ở phía Nam. Đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15 (một số địa phương trong tỉnh áp dụng Chỉ thị số 16) của Thủ tướng Chính phủ. Do vậy, việc lưu thông hàng hóa giữa các tỉnh, thành phố và nội tỉnh gặp không ít khó khăn. Đã kéo theo việc tiêu thụ nông sản của nông dân tỉnh Đồng Tháp “khó càng thêm khó”. Thương lái ngoài tỉnh không còn đến các địa phương trong tỉnh để thu mua nông sản, người dân trồng lúa “đứng ngồi không yên” vì đầu ra bị ách tắc. Nông dân đang gặp khó khăn nguồn giống trong sản xuất vụ lúa Hè thu.
Vụ lúa Hè Thu ĐBSCL xuống giống được 1,515 triệu ha, năng suất 56,7 tạ/ha, sản lượng 8,6 triệu tấn. Thu hoạch vụ Hè Thu khi 19 tỉnh/thành phía Nam thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16, khiến đầu ra lúa và nếp đang gặp khó. Đối với người nông dân và chính quyền địa phương vùng ĐBSCL, vấn đề lớn nhất hiện nay của khu vực này là làm sao bán được lúa, nếp trong lúc nông dân đang thu hoạch khi mùa mưa bão đang về nhằm giảm đến mức thấp nhật thiệt hại cho bà con.
Thực hiện giãn cách xã hội cùng với áp lực đầu ra khá nghiêm trọng
Ông Nguyễn Văn Thức, nông dân ở xã Tần Thạnh B, huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp cho biết. Vụ Hè Thu này gia đình ông xuống giống gần 5 hecta nếp. Khi biết Đồng Tháp sẽ áp dụng giãn cách theo chỉ thị 16 trên toàn tỉnh, lo đến khi toàn tỉnh thực hiện giãn cách không có thương lái đi mua nên ông kịp thời lấy cọc bán hết diện tích nếp nhà với giá 4.500 đ/kg. Hiện nay, nếp sụt giá còn 4.200 – 4.300 đ/kg do rất ít có người đi mua. Lúa thì có giá tốt hơn, như giống OM 18 giá 5.500 đ/kg, 5451 giá 5.100 đ/kg,…
“Bây giờ giá nếp sụt xuống còn 4.200 – 4.300 đ/kg, so với vụ Đông Xuân giảm trung bình 2.000 đ/kg. Nhưng vẫn ít thương lái đi mua, chỉ những người có giấy test Covid-19 âm tính mới được đi mua. Trong xã những hộ nào chưa kịp bán gặp lái đi mua lúa, nếp thì mừng lắm, vì đang vô mùa mưa bão, sợ bị ngã đỗ nên lái họ mua giá nào cũng bán, mặc dù bán nếp với giá này là nông dân lỗ trắng tay ”, ông Thức chia sẻ.
Hiện nay ngoài nỗi lo dịch bệnh Covid-19, người nông dân các tỉnh ĐBSCL còn mang nỗi lo khác lớn hơn là đầu ra nông sản bị ách tắc, giá cả sụt giảm, bán dưới giá thành sản xuất ảnh hưởng lớn đến thu nhập của bà con khiến không đủ tiền trang trải cho đời sống trong mùa dịch cũng như vốn đầu tư cho vụ sản xuất sau.
Theo chia sẻ của giám đốc sở Nông nghiệp
Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết, tỉnh An Giang như cũng như các tỉnh khác ở trong khu vực ĐBSCL cũng có những khó khăn giống nhau. Trước đây, khi chưa có dịch bệnh Covid-19, rau, màu và cây trái của tỉnh bán ra các tỉnh khác rất dễ dàng cũng như qua thị trường Campuchia, và đặc biệt là thị trường Trung Quốc, nhưng hiện nay đầu ra hầu hết các loại nông sản của tỉnh đều gặp khó.
Chỉ tính riêng sản lượng nếp, hiện tỉnh còn khoảng 150.000 tấn nếp chưa tiêu thụ được. Trong đó, nếp vụ Đông Xuân muộn còn khoảng 20.000 tấn và vụ Hè thu khoảng 130.000 tấn. Trước đây, thương nhân Trung Quốc vẫn thu mua nhưng nay do tình hình dịch bệnh Covid-19, họ không mua nữa, đầu ra bên Trung Quốc bị tắc nên việc tiêu thụ nếp đang rất khó khăn. Vì vậy, đầu ra của nếp chính là cái lo lớn nhất của tỉnh An Giang hiện nay.
Phương pháp cứu chữa kịp thời mua lúa gạo cho nông dân
Bên cạnh đó, An Giang cũng đang vào thu hoạch rộ lúa vụ Hè thu. Trước tình hình 19 tỉnh/thành phía Nam thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16 của Chính phủ. Tỉnh rất lo một số doanh nghiệp cũng như thương lái ngoài tỉnh không vào được An Giang thu mua lúa.
Đưa ra những kế hoạch để tiêu thụ lúa gạo
Vào cuối tháng 7 và trong tháng 8, tỉnh sẽ thu hoạch trên dưới nửa triệu tấn lúa. Nhưng hiện nay không có đầu ra, trong giai đoạn này ĐBSCL đang vào cao điểm mùa mưa bão. Nếu thu mua không kịp thời sẽ làm chất lượng lúa và nếp sụt giảm nghiêm trọng.
“An Giang cũng như các tỉnh khác trong khu vực ĐBSCL khẩn thiết đề nghị các bộ, ngành Trung ương có giải pháp. Giúp địa phương tiêu thụ được hết các sản lượng lúa, nếp vụ Hè Thu. Để bà con có vốn chuẩn bị xuống giống vụ Thu Đông mới với diện tích 160.000 hecta kế hoạch. Đặc biệt, rất mong Bộ NN-PTNT chỉ đạo Tổng công ty Lương thực miền Bắc. Và Tổng công ty Lương thực miền Nam tăng cường. Và kịp thời thu mua lúa cho bà con nông dân trong thời gian thu hoạch”, ông Lâm chia sẻ.
Còn theo ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở NN-PTTN tỉnh Sóc Trăng. Ngoài những khó khăn về vấn đề tiêu thụ nông sản cho nông dân như các tỉnh khác. Thì Sóc Trăng còn gặp một số khó khăn nguồn nhân lực trong khâu tiêu thụ vận chuyển giao nhận hàng hóa đi các tỉnh.
Dự kiến nông sản sẽ được hồi phục ngay sau khi hết giãn cách
Đối với vụ lúa Hè thu, tỉnh xuống giống được 141.000 hecta. Dự kiến sản lượng đạt khoảng 400.000 tấn, tập trung vào tháng 7 và tháng 8. Nếu tình hình dịch bệnh ổn đầu tháng 8 thì đầu ra lúa hè thu sẽ ít bị ảnh hưởng. Còn như tình hình dịch bệnh chưa ổn thì vấn đề tiêu thụ lúa gạo sẽ gặp nhiều khó khăn.
Theo Bộ NN-PTNT, giá nhiều loại nông sản giảm mạnh. Khi các đợt dịch bùng phát trùng với thời điểm vào vụ thu hoạch rộ. Ví dụ khoai lang tím tại Vĩnh Long, xoài tại An Giang. Nguyên nhân giá giảm là do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên thương lái Trung Quốc không sang thu mua. Mặt khác thời gian này cũng là vụ thu hoạch nông sản cùng loại của Trung Quốc. Và các nước láng giềng như Campuchia, Thái Lan.