Trái phiếu doanh nghiệp và những rủi ro có thể gặp phải khi đầu tư

Trái phiếu doanh nghiệp và những rủi ro có thể gặp phải khi đầu tư

Trái phiếu đa dạng với nhiều loại hình khác nhau để các nhà đầu tư có thể thoải mái hơn trong việc lựa chọn. Mỗi loại hình trái phiếu đều có những đặc tính riêng, các quy định hoạt động và thu lãi lợi nhuận khác nhau. Trong đó, trái phiếu doanh nghiệp là một loại đang phổ biến và nhận được sự quan tâm của thị trường trái phiếu hiện hành. Bên cạnh những lợi ích mà trái phiếu doanh nghiệp mang lại vẫn có những bất cập và rủi ro phía sau có thể gặp phải. Vì vậy, cần tìm hiểu rõ về loại hình này để tránh bị thua lỗ không đáng có, tìm hiểu bài viết được chia sẻ dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Khái niệm và phân loại trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp là trái phiếu do doanh nghiệp phát hành. Được thực hiện dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi nợ. Doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán cả lãi lẫn gốc cho chủ sở hữu trái phiếu khi đến kỳ hạn. Khi bạn mua trái phiếu của một công ty nào đó thì lúc này, bạn đang là chủ nợ của họ.

Trái phiếu doanh nghiệp của CTCP Tập đoàn HTV Việt Nam

Trái phiếu doanh nghiệp được chia làm 2 loại như sau:

– Trái phiếu niêm yết: Là loại trái phiếu được đăng ký và lưu ký đầy đủ tại Trung tâm lưu ký chứng khoán. Đồng thời được giao dịch rộng rãi trên các sàn tập trung. Ví dụ như HNX và HSX. Toàn bộ quá trình giao dịch đều phải dựa trên các quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán.

– Trái phiếu OTC: Hay còn gọi là trái phiếu phi tập trung. Được giao dịch trên thị trường OTC. Giao dịch không bị ràng buộc bởi các chính sách pháp lý. Chúng dựa trên những thỏa thuận mua bán riêng giữa các nhà đầu tư.

Các hình thức chào bán trái phiếu doanh nghiệp

Hoạt động phát hành trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp năm 2014. Ngoài ra có Luật Chứng khoán 2006 và Nghị định số 163/2018/NĐ-CP. Theo Nghị định số 163/2018, các công ty có thể lựa chọn chào bán trái phiếu theo một trong các hình thức sau:

– Đấu thầu phát hành trái phiếu.

– Bảo lãnh phát hành trái phiếu.

– Đại lý phát hành trái phiếu.

– Bán trực tiếp cho nhà đầu tư.

Các hình thức chào bán trái phiếu doanh nghiệp

Hiện nay, hầu hết các đợt phát hành được thực hiện thông qua hình thức bảo lãnh phát hành. Chủ yếu là phát hành riêng lẻ. Hình thức bán trực tiếp tới các nhà đầu tư chỉ áp dụng cho các tổ chức tín dụng. Và các tổ chức này đồng thời phải tuân thủ các quy định của ngân hàng nhà nước. Được áp dụng cho việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Ngoài ra, bất kỳ doanh nghiệp nào khi phát hành trái phiếu đều phải báo cáo kế hoạch phát hành lên đơn vị/bộ chủ quản. Với mục đích xin phê duyệt để phát hành. Bên cạnh đó, những công ty muốn phát hành trái phiếu quốc tế đều phải báo cáo ngân hàng nhà nước. Và được Chính phủ giao trách nhiệm kiểm soát trần giới hạn vay nợ nước ngoài hàng năm của quốc gia.

Những thay đổi và phát triển của thị trường trái phiếu hiện tại

Theo một chuyên gia ở hiệp hội trái phiếu Việt Nam (VBMA). Lần đầu tiên trong lịch sử phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam. Tổng giá trị vốn huy động qua kênh trái phiếu doanh nghiệp vượt giá trị huy động vốn trái phiếu chính phủ.

Trong năm qua, không ít doanh nghiệp sẵn sàng trả lãi suất cao để gọi được vốn qua trái phiếu. Việc này đã làm dấy lên những quan ngại về rủi ro trên thị trường. Một số chuyên gia cho biết. “Luật chơi trên thị trường vốn là doanh nghiệp có định mức tín nhiệm cao. Lúc này đương nhiên chi phí đi vay vốn thấp. Ngược lại, doanh nghiệp có định mức tín nhiệm thấp thì phải trả chi phí cao để huy động được vốn”.

Vấn đề đáng báo động trên thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay là vừa thiếu các công cụ. Vừa thiếu thông tin giúp nhà đầu tư cũng như các bên liên quan “đọc” được rủi ro hoạt động của doanh nghiệp. Cũng như trái phiếu họ phát hành, bất kể với lãi suất cao hay thấp.

Một số rủi ro thường gặp khi đầu tư

– Rủi ro tín dụng: là rủi ro khi người đi vay không chi trả được nợ cho đối với người cho vay. Nhất là vào khi đáo hạn thanh toán.

– Rủi ro thanh khoản: là khi nhà đầu tư cần rút tiền mặt gấp thì không thể ngay lập tức bán được trái phiếu đó lại cho doanh nghiệp phát hành. Khó khăn khi phải tìm kiếm những nhà đầu tư khác để bán lại số trái phiếu đó.

Một số rủi ro thường gặp khi đầu tư

– Rủi ro lãi suất: Khi bạn đầu tư với lãi suất cố định thì mức lãi suất sẽ được duy trì cho đến cuối kỳ đáo hạn. Nhưng nếu doanh nghiệp làm ăn thuận lợi. Thì bạn sẽ phải đối mặt với kỳ tái đầu tư tiếp theo trái phiếu sẽ có lãi suất thấp hơn ban đầu. Khi bạn đầu tư với lãi suất thả nổi thì khi doanh nghiệp phát triển tốt, lợi nhuận kinh doanh cao thì lãi suất của bạn nhận được cũng sẽ được chia cao hơn. Ngược lại khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì mức lãi suất nhận được của bạn sẽ cực kỳ thấp. Và tồi tệ hơn nó có thể bằng “0”.

– Rủi ro pháp lý: Giấy tờ pháp lý không minh bạch, rõ ràng. Nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận các thông tin. Để qua đó có thể lựa chọn gói đầu tư an toàn.

Lưu ý khi lựa chọn doanh nghiệp đầu tư

Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp là hình thức đầu tư khá an toàn và ổn định. Để đầu tư đúng cách, nhà đầu tư cần hiểu được sơ bộ về loại hình trái phiếu này. Hiểu về những mặt lợi ích và cả các rủi ro có thể gặp phải trong quá trình đầu tư. Việc nghiên cứu này sẽ giúp nhà đầu tư chủ động nắm bắt được tình hình. Bên cạnh đó là các khả năng có thể xảy ra. Từ đó, các nhà đầu tư sẽ có quyết định liên quan đến việc mua hoặc bán bất kỳ một loại trái phiếu nào.

Bên cạnh đó, bạn có thể nghiên cứu về trái phiếu của các doanh nghiệp nổi bật hiện nay. Các loại được nhiều người quan tâm và sở hữu. Trong nhiều trường hợp, việc làm theo số đông sẽ giúp bạn đạt được lợi nhuận chắc chắn. Qua đó hạn chế rủi ro trong đầu tư.

Khi quyết định tham gia vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Bạn nên tìm kiếm một đơn vị uy tín để đầu tư tiền của mình một cách an toàn nhất. Và để tránh gặp những rủi ro trái phiếu nêu trên. Có rất nhiều đơn vị hiện nay đang phát hành trái phiếu cam kết đảm bảo những rủi ro trên. Hãy đăng ký tư vấn và tìm hiểu thật kỹ để trở thành một nhà đầu tư khôn ngoan nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *