Trong những năm gần trở lại đây, cao su trở nên hot và đang trên đà tăng phát triển mạnh mẽ. Cây cao su có mặt trên khắp thế giới nhưng phổ biến ở nhất Hevea. Sản phẩm chính của cây cao su đó chính là lấy mủ để ứng dụng vào sản xuất cao su thiên nhiên. Hiện tại, vùng trồng cũng như sản xuất cây cao su nhiều nhất chủ yếu tại vùng Đông Nam Á. Tuy nhiên cao su ở thị trường Việt Nam cũng phát triển khá ổn định các chuyên gia cho hay, cao su Việt Nam có giá trị khá lớn tại thị trường Đài Loan. Chứng tỏ được thị trường cao su Việt Nam có tiềm năng phát triển không chỉ trong nước mà cả ngoài nước.
Tình sản xuất cao su tại Việt Nam
Trong năm qua, tổng diện tích trồng cao su trên toàn quốc đạt khoảng 960 nghìn ha, giảm 3.8 nghìn ha. Tương đương với giảm 0.4% so với cùng kì của năm. Cây cao su tại Việt Nam vẫn được trồng chủ yếu ở miền Nam. Chiếm 55.7% tổng diện tích trồng cây cao su trên cả nước; tổng diện tích là 540.2 nghìn ha trong năm. Trong đó có một số tỉnh trồng nhiều cao su như: tỉnh Bình Phước, Bình Dương và Gia Lai.Việt Nam là quốc gia có năng suất sản xuất cao su dẫn đầu khu vực Châu Á từ năm 2013, vượt qua Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan và Indonesia. Khu vực miền Nam đóng góp tới hơn 95% tổng sản lượng khai thác.
Từ năm 2010 đến nay sản lượng sản xuất của cao su thiên nhiên tại Việt Nam liên tục tăng trưởng. Đạt mức tăng trưởng kép CAGR đạt 5.5% trong giai đoạn 2011-2017. Các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu trong nước chỉ tập trung vào sản xuất những chủng loại cao cấp có giá bán cao như SVR 3L, SVR- CV 50, SVR-CV 60. Mà ít sản xuất đầu tư dây chuyền sản xuất SVR 10, SVR 20. Chủng loại cao su SVL 3L trong cơ cấu ngành cao su thiên nhiên Việt Nam. Chiếm đến gần 50% do do chênh lệch giá giữa SVR 10, SVR 20 với SVL 3L.
Giá trị cao su của Việt Nam tăng trưởng
Cao su xuất vào Đài Loan tăng rất mạnh trong 5 tháng đầu năm nay. Nhất là các sản phẩm cao su tự nhiên. Theo số liệu thống kê của Cơ quan Tài chính Đài Loan, trong 5 tháng đầu năm 2021. Thị trường Đài Loan nhập khẩu 117,76 nghìn tấn cao su, trị giá 261,9 triệu USD, tăng 10,1% về lượng và tăng 27,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Thái Lan, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Indonesia và Việt Nam là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho thị trường Đài Loan trong 5 tháng đầu năm 2021.
Trong 5 tháng qua, Việt Nam đang là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 5 cho thị trường Đài Loan. Với 11,95 nghìn tấn, trị giá 23,59 triệu USD, tăng 78% về lượng. Và tăng 132,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cao su trong tổng lượng nhập khẩu cao su của thị trường Đài Loan chiếm 10,2%. Tăng so với mức 6,3% của 5 tháng đầu năm 2020.
Dung lượng thị trường nhập khẩu cao su của Đài Loan
Thị trường Đài Loan đang có xu hướng tăng nhập khẩu cao su Việt Nam. Trong khi giảm nhập khẩu từ một số thị trường chính như Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia. Riêng với mặt hàng cao su tự nhiên; Việt Nam là thị trường cung cấp lớn thứ 3 cho thị trường Đài Loan trong 5 tháng đầu năm. Với 11,76 nghìn tấn, trị giá 23,4 triệu USD, tăng 91,3% về lượng. Và tăng 148% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của thị trường Đài Loan chiếm 28,9%. Tăng so với mức 15,1% của 5 tháng đầu năm 2020.