Thực tế trên thị trường dù là mùa dịch nhưng Việt Nam không bị thiếu nguồn cung cấp hàng hóa thực phẩm. Vì chúng ta là đất nước nông nghiệp nên điều đó không phải mối đe dọa lớn đáng bận tâm. Tuy nhiên do tâm lý người dân lo lắng đi mua hàng tích trữ lại vô tình đẩy giá các mặt hàng lên cao. Những cơn sốt giá và tình trạng khan hiếm hàng xảy ra do lượng mua quá nhiều càng làm hoang mang thị trường. Tại TP. Hồ Chí Minh, những ngày này dịch bệnh đang căng thẳng và việc đóng cửa một số chợ truyền thống cũng ảnh hưởng đến việc cung ứng hàng hóa tốc độ chậm. Hiện trạng này ảnh hưởng đến một số người dân không có cơ hội được mua thực phẩm hoặc mua với giá quá cao.
Cung cấp hàng hóa tại các siêu thị
Dù hàng hóa tại TP. HCM đầy đủ nhưng chưa thể đáp ứng được nhu cầu của người dân. Báo cáo từ Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ phận công tác tại phía Nam cho biết, đến trưa 11.7. Tình hình cung ứng hàng hóa tại TP. HCM cải thiện nhiều, tại siêu thị hàng hóa tương đối đầy đủ. Tuy nhiên các siêu thị hạn chế người vào siêu thị cùng lúc do phải áp dụng quy tắc chống dịch 5K.
Việc đóng các chợ truyền thống và 3 chợ đầu mối đẩy tình thế hàng hóa cung cấp mùa dịch vốn đã hạn chế, lại càng “eo hẹp” hơn. Đến nay, đã có gần 130 chợ truyền thống tạm ngưng hoạt động. Áp lực cung ứng hàng hóa cho thị trường bình dân ngày càng lớn. Giá rau quả tại xe đẩy, chợ tạm đang được bán cao gấp đôi, gấp rưỡi giá trong siêu thị. Xuất phát từ nhu cầu mua nhanh, tiện của người dân rất lớn, nhưng không có chợ để mua.
Đặc biệt, chi phí để chở rau từ các tỉnh vào TP. HCM ngày càng tăng. Đẩy giá bán rau quanh khu vực chợ đầu mối cũng tăng. Nhiều ý kiến cho rằng nên tính toán “tháo dỡ” bớt vòng vây chợ truyền thống, thì hàng hóa ngoài thị trường bớt áp lực hơn.
Siêu thị hệ thống Bách hóa Xanh cùng lúc chỉ phục vụ 5 người. Siêu thị thuộc Coopmart mỗi đợt chỉ phục vụ 5 người vào mua sắm. Và các siêu thị khác phải hẹn giờ để khách đến mua sắm. Mắc dù hàng hóa đầy đủ nhưng chưa thể đáp ứng nhu cầu người dân. Nhiều người rất khó mua được rau, củ, quả, cá, thịt.
Tâm lý tích trữ mua hàng thực phẩm nhiều
Còn tại chợ truyền thống các quầy bán thực phẩm tươi sống vẫn hoạt động, nhưng rất hạn chế do áp dung quy tắc 5K. Các mặt hàng thực phẩm chế biến khác nguồn cung đầy đủ, giá ổn định. Đặc biệt, báo cáo cũng cho biết giá thực phẩm tươi sống có giảm so với hôm qua. Nhưng vẫn tăng cao trên 50 – 100% so với trước khi thực hiện Chỉ thị 16 tại TP. HCM.
Tại các tỉnh phía Nam, do tâm lý lo sợ dịch bệnh người dân mua hàng thực phẩm rất nhiều. Các nhà bán lẻ, siêu thị đều tăng hàng cung ứng, dự trữ nên đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, giá ổn định. Tại các chợ truyền thống lượng mua cũng tăng nhưng hàng hóa dồi giàu. Giá trứng tăng, các loại thịt, rau củ, quả tăng nhẹ. Các Cục Quản lý thị trường đến nay chưa phát hiện xử phạt các hành vi vi phạm về đầu cơ, găm hàng tăng giá bất hợp lý.
Trước đó theo thông tin từ Sở Công thương TP. HCM, đến ngày 10.7. Các xe hàng vận chuyển thực phẩm từ các tỉnh về TP. HCM được phân luồng ưu tiên nên việc vận chuyển dễ dàng và nhanh hơn. Tính đến nay, đã có 3 chợ đầu mối và 122 chợ truyền thống tại TP. HCM. Phải tạm ngưng hoạt động để chống dịch Covid-19. Khiến hệ thống siêu thị, cửa hàng thực phẩm trở nên quá tải. Khi phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trên toàn thành phố.