Đợt bán tháo cổ phiếu của các công ty giáo dục tư nhân đã gây ra sóng gió trên khắp thị trường chứng khoán Bắc Kinh-Trung Quốc và Hồng Kông trong phiên giao dịch ngày 26/07. Khi các nhà đầu tư lo ngại Chính phủ nước này tăng cường giám sát, siết “gọng kìm” kiểm soát chặt đối với một loạt các lĩnh vực. Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc đại lục giảm 3,2%, trong khi Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông mất 4,1%, đánh dấu mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 5 năm ngoái. Sự bán tháo lan rộng từ cổ phiếu giáo dục sang các lĩnh vực khác, trong đó lĩnh vực công nghệ, chăm sóc sức khỏe và bất động sản giảm mạnh nhất.
“Gọng kìm” kiểm soát ngày càng siết chặt
Trung Quốc liên tục giáng đòn vào các công ty công nghệ như Didi, TAL và Meituan. Động thái của Trung Quốc khiến vốn hóa của những công ty này và cả tài khoản của nhà đầu tư sụt giảm nặng nề. Nếu là nhà đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu nước ngoài, rất có thể bạn đã bị cháy tài khoản vì chính phủ Trung Quốc trong năm nay. Ví dụ, chỉ vài ngày sau khi DiDi Global huy động được 4,4 tỷ USD trong cuộc IPO tại New York. Bắc Kinh mở cuộc điều tra về hoạt động bảo mật dữ liệu của Didi. Trong chưa đầy một tháng, vốn hóa của Didi sụt 29 tỷ USD.
Nỗ lực của Bắc Kinh nhằm kiềm chế sức mạnh của những công ty công nghệ khổng lồ như Ant Group và Didi Global. Tuy nhiên việc này đã khiến giới đầu tư toàn cầu lao đao. Việc cắt giảm mức nợ trong ngành bất động sản Trung Quốc đang gây áp lực lên giá cổ phiếu của các công ty địa ốc nước này, khiến một chỉ số đo giá cổ phiếu của các công ty phát triển bất động sản Trung Quốc niêm yết ở Hồng Kông giảm xuống mức thấp nhất từ tháng 2.
Bắc Kinh siết chặt quy định với một số lĩnh vực tăng trưởng mạnh
Hôm 23/7 bắt đầu xuất hiện những thông tin chính thức về việc Bắc Kinh dự định bắt các công ty dạy thêm trực tuyến trở thành tổ chức phi lợi nhuận. Một số công ty giáo dục Trung Quốc lớn nhất niêm yết tại Mỹ bao gồm Gaotu Techedu, New Oriental Education & Techonology, TAL Education, mất một nửa giá trị thị trường. Cụ thể,Trung Quốc ban hành quy định mới cấm hoạt động dạy thêm vì lợi nhuận dựa trên chương trình học ở trường. Đồng thời cấm các công ty giáo dục tư nhân phát hành cổ phiếu ra công chúng. Hoặc cấm các công ty giáo dục huy động vốn đầu tư. Đây là một đòn giáng mạnh vào ngành công nghiệp dạy thêm đang phát triển với tốc độ chóng mặt ở Trung Quốc.
Đến 26/7, sau khi ứng dụng giao đồ ăn khổng lồ Meituan nhận được lệnh phải đảm bảo nhân viên được trả ít nhất là mức lương tối thiểu địa phương, vốn hóa công ty nhanh chóng bốc hơi 30 tỷ USD. Cổ phiếu các công ty quản lý bất động sản cũng giảm la liệt. Sau khi nhà chức trách tuyên bố sẽ tăng cường giám sát. Cổ phiếu cúa y tế giảm theo. Vì nhà đầu tư lo ngại ngành này sẽ là mục tiêu tiếp theo của việc “siết gọng kìm”. Phải chăng Bắc Kinh không quan tâm nhà đầu tư ngoại mất nhiều tiền đến đâu? Theo Bloomberg, câu trả lời ngắn gọn là “Không”. Nhưng đáp án đầy đủ không đơn giản đến thế.
Mục tiêu hiện nay của Bắc Kinh
Ngoài kiểm soát vốn ngoại, Bắc Kinh đang theo đuổi những mục tiêu khác. Kiềm chế sức mạnh của các gã khổng lồ công nghệ và thúc đẩy startup. Bảo vệ bình đẳng xã hội và đảm bảo rằng chi phí sinh hoạt ở thành phố không cao đến mức các gia đình ngại sinh con. Bắc Kinh cũng ngờ vực những công ty thuần thục trong việc huy động vốn từ nước ngoài. Điều này nằm bên ngoài tầm quan sát của chính phủ.
Bắc Kinh đặc biệt lo ngại về mô hình sở hữu đặc biệt (VIE) mà các kỳ lân nổi tiếng nhất thường sử dụng. Theo mô hình này, startup sẽ thành lập pháp nhân ở Quần đảo Cayman. Sau đó huy động vốn và niêm yết cổ phiếu ở nước ngoài. Số tiền huy động sẽ được bơm vào Trung Quốc để phát triển kinh doanh.
Đôi khi, Trung Quốc có thể cảm thấy bị đe dọa bởi nguồn tiền nóng từ nước ngoài. Ví dụ, Bắc Kinh đã muốn giảm bớt quy mô các khoản đầu tư vào các công ty giáo dục vì lợi nhuận từ tận năm 2018. Nhưng các khoản vốn đầu tư mạo hiểm cứ liên tiếp đổ vào ngành này. Giờ đây những khoản đặt cược “liều ăn nhiều” đã bị ngừng.
Trung Quốc không phản đối vốn ngoại
Ngoài ra còn phải kể đến rủi ro địa chính trị. Nhờ cấu trúc VIE, về lý thuyết, DiDi không cần sự chấp thuận của Bắc Kinh để niêm yết ở Mỹ. Nhưng văn phòng an ninh mạng của Trung Quốc lo lắng về bảo mật dữ liệu của DiDi. Chẳng hạn như khả năng làm lộ các địa điểm nhạy cảm của chính phủ. Nên đã đề nghị công ty hoãn IPO. DiDi bỏ qua cảnh báo và nhanh chóng phải gánh chịu hậu quả.
Bắc Kinh đã bỏ rất nhiều công sức để thiết lập kỷ cương trên thị trường chứng khoán. Và muốn thấy thêm nhiều kỳ lân nổi tiếng niêm yết và huy động vốn trên Trung Quốc đại lục. Nhưng các startup vẫn lựa chọn New York, Hong Kong thay vì Thâm Quyến, Thượng Hải. Trung Quốc không phản đối vốn ngoại. Trung Quốc chỉ muốn răn đe các công ty tìm kiếm lỗ hổng ở nước ngoài.
Bắc Kinh đang gửi đi thông điệp mới cho nhà đầu tư ngoại. Nếu muốn đầu tư vào Trung Quốc, bạn cần phải sử dụng thị trường vốn của nước này. Như vậy, không chỉ nền kinh tế nội địa được củng cố. Bắc Kinh cũng sẽ đảm bảo được vốn chảy vào những ngành chính phủ muốn phát triển. Và tránh xa những khu vực bị coi là mối đe dọa tới thịnh vượng chung.