Việt Nam đang phải đối mặt với làn sóng Covid thứ tư. Và ba đợt dịch kéo dài trước đó đã buộc hàng chục nghìn doanh nghiệp đóng cửa vì không thể tiếp tục kinh doanh. Mọi thứ khốn khó đủ đường từ giá nguyên vật liệu tăng, chuỗi cung ứng đứt gãy và không thể cho người lao động tiếp tục làm việc. Theo báo cáo, trung bình mỗi tháng có 11.700 doanh nghiệp không thể trụ được trên thị trường. Điều này đồng nghĩa có đến 400 doanh nghiệp rút khỏi thị trường mỗi ngày. Tuy vậy, có vẻ Covid không mấy ảnh hưởng đến việc kinh doanh của ngành ngân hàng. Khi mà hàng loạt ngân hàng báo cáo lợi nhuận tăng rất nhiều so với cùng kỳ. Nhiều ngân hàng còn hỗ trợ vốn vay với lãi suất thấp hoặc đề ra dự án tài chính nông thôn để cứu doanh nghiệp khỏi sức tàn phá của Covid.
Dịch bệnh làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
Trong 6 tháng đầu năm, mỗi tháng có hàng chục nghìn doanh nghiệp phải đóng cửa. Điều này xảy ra bởi những tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Tuy nhiên, dường như đại dịch không ảnh hưởng nhiều đến lĩnh vực ngân hàng. Khi mà các nhà băng vẫn tiếp tục thu lãi lớn. Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội mới công bố của Tổng cục Thống kê cho biết trong tháng 6/2021 như sau. Trên cả nước có 11.300 doanh nghiệp thành lập mới. Cũng trong 6, cả nước có 4.867 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Số lượng này giảm 0,5% so với tháng trước và giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, cả nước có gần 67.100 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Bên cạnh đó, còn có 26.100 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Qua đó, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2021 lên 93.200 doanh nghiệp. Trung bình mỗi tháng có 15.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Hàng chục nghìn doanh nghiệp lớn nhỏ phải đóng cửa
Tại chiều ngược lại, trong tháng 6/2021 có 3.867 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn. Có 5.238 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể. Và đã có 1.919 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể. Tính chung trong 6 tháng đầu năm nay, có 70.200 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn. Hoặc ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể. Con số này tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2020 vừa qua.
Trong hơn 70.000 đóng cửa trong 6 tháng đầu năm có 35.600 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn. Tỷ lệ tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước. 24.700 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 25,7%. 9.900 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 33,8%. Trung bình mỗi tháng có 11.700 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Con số này tương đương với gần 400 doanh nghiệp rút khỏi thị trường mỗi ngày.
Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý II/2021. Cho thấy có 30,5% số doanh nghiệp đánh giá tốt hơn so với quý I/2021. 37,7% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định. Và 31,8% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn.
Vietinbank vẫn ghi nhận lãi lớn trong mùa dịch
Trong khi nhiều doanh nghiệp kinh doanh gặp khó khăn do chịu những tác động tiêu cực của dịch Covid-19, kết quả kinh doanh của các ngân hàng lại khá ấn tượng. Tại buổi sơ kết hoạt động kinh doanh mới được tổ chức, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) Lê Đức Thọ cho hay. Trong sáu tháng đầu năm, lợi nhuận của VietinBank ước tăng 75% so với cùng kỳ. Tức là đạt mức lợi nhuận là 13.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, Tổng giám đốc VietinBank Trần Minh Bình cho biết thêm. Tính đến ngày 30/6/2021, tổng tài sản riêng lẻ của VietinBank ước đạt 1,4 triệu tỷ đồng. Con số tăng 8% so với cuối năm 2020. Dư nợ tín dụng trong nước ước đạt 1,06 triệu tỷ đồng, tăng 4,8% so với cuối năm 2020. Tốc độ tăng trưởng dư nợ của VietinBank trong 6 tháng đầu năm 2021 cải thiện đáng kể so cùng kỳ năm 2020. Tổng nguồn vốn huy động ước đạt 1,2 triệu tỷ đồng, tăng 3,4% so với năm 2020. Thu thuần dịch vụ đạt hơn 3 nghìn tỷ đồng, tăng 27,6% so cùng kỳ năm 2020. Thu xử lý rủi ro đạt 1,4 nghìn tỷ đồng, tăng 145% so với cùng kỳ năm 2020.
Các ngân hàng khác cũng làm ăn tốt trong mùa dịch
Trước VietinBank, Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) cũng báo lãi trước thuế 6 tháng đầu năm. Với mức tăng trưởng kỷ lục 2.800 tỷ đồng đồng lợi nhuận trước thuế. Mức lãi này cao gấp 3 lần cùng kỳ 2020 và đạt 85% kế hoạch năm. Trong đó, riêng quý I/2021, lợi nhuận trước thuế của MSB đạt gần 1.150 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ.
Dù chưa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng, song LienVietPostBank mới đây cũng tiết lộ kết quả kinh doanh 5 tháng với lợi nhuận đạt khoảng 1.700 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2020. Nhiều khả năng, 6 tháng đầu năm nay, lợi nhuận ngân hàng này sẽ đạt khoảng 2.000 tỷ đồng. Như vậy, ngân hàng Liên Việt Post đã hoàn thành được 62,5% kế hoạch lợi nhuận cả năm.