Đồ nội thất gỗ Việt Nam có nhiều cơ hội khai thác dư địa thị trường Anh

Đồ nội thất gỗ Việt Nam có nhiều cơ hội khai thác dư địa thị trường Anh

Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm lực mạnh về xuất khẩu gỗ và đồ gỗ trên thế giới, với nhiều mặt hàng đa dạng, chất lượng có khả năng chinh phục những thị trường khó tính trên thế giới, trong đó có Vương quốc Anh. Dù xếp ở vị trí thứ 3 trong “bảng xếp hạng” các nhà cung cấp đồ nội thất bằng gỗ tại Anh nhưng trị giá nhập khẩu của nước ta lại chiếm tỷ trọng khá thấp và có sự cách biệt đáng kể so với 2 thị trường nhập khẩu lớn hơn  là Trung Quốc và Ba Lan. Theo nhận định của Cục Xuất nhập khẩu, doanh nghiệp nội thất gỗ Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để khai thác và xâm nhập sâu hơn thị trường Anh nếu tận dụng hiệu quả những lợi thế của UKVFTA.

Tình hình nhập khẩu nội thất gỗ của Anh

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) cho biết nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Anh trong tháng 4/2021 đạt 397,3 triệu USD, tăng 117,4% so với tháng 4/2020. Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2021, trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Anh đạt 1,5 tỷ USD, tăng 39,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Về mặt hàng, Anh tăng mạnh nhập khẩu các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ trong 4 tháng đầu năm 2021. Trong đó, đồ nội thất nhà bếp là mặt hàng nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Tổng số lượng nhập khẩu măt hàng này đạt 72,16 triệu USD. Con số này tăng 76,7% so với cùng kỳ năm 2020. Tiếp theo là mặt hàng ghế khung gỗ đạt 458,8 triệu USD, tăng 51,5%. Đồ nội thất phòng khách và phòng ăn đạt 680,3 triệu USD, tăng hơn 34%…

Thị trường các nước nhập khẩu của Anh

Anh nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ chủ yếu từ thị trường Trung Quốc và Ba Lan trong 4 tháng đầu năm 2021. Tỷ trọng nhập khẩu từ hai thị trường này chiếm 53,6% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Anh. Trong đó, trị giá nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 654,1 triệu USD. Con số này tăng 74% so với cùng kỳ năm 2020. Trị giá nhập khẩu từ thị trường Ba Lan đạt 163,5 triệu USD. Giá trị tăng gần 31% so với cùng kỳ năm 2020.

Thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ cho Anh trong 4 tháng đầu năm 2021

Việt Nam là thị trường cung cấp lớn thứ ba cho Anh. Thế nhưng, trị giá nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 7,5%. Con số này chiếm tỷ trọng ít trong tổng trị giá nhập khẩu mặt hàng này của Anh. Trong 4 tháng đầu năm 2021, giá trị nhập khẩu hơn 114 triệu USD. Mức này tăng nhẹ 0,4% so với 4 tháng đầu năm ngoái.

Dư địa phát triển cho nội thất gỗ Việt Nam

Cục Xuất nhập khẩu cho rằng vẫn còn nhiều dư địa phát triển tại thị trường Anh. Các doanh nghiệp đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để khai thác. Đặc biệt là việc tận dụng hiệu quả ưu đãi lợi thế từ UKVFTA. Đây là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh. Bởi Hiệp định UKVFTA đi vào thực thi, nhiều mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ có thuế suất về 0%. Thời gian hiệu lực trong vòng 5 năm. Đối với gỗ nguyên liệu thì hiện tại đang có thuế suất 2-10%.

Doanh nghiệp đồ nội thất gỗ Việt Nam có nhiều cơ hội đẩy mạnh khai thác thị trường Anh

Muốn đồ gỗ Việt Nam thâm nhập sâu hơn còn cần sự nỗ lực của các doanh nghiệp. Trong thời gian tới, DN gỗ Việt Nam cần tăng thêm tính chủ động tại thị trường này. Cụ thể cần tích cực tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong đó, điều kiện tiên quyết là phải giữ được các khách hàng đã có. Đồng thời phát triển thêm khách hàng mới với những mặt hàng mới.

Về lâu dài, doanh nghiệp cần chú trọng cải tiến năng suất lao động, giá trị sản phẩm. Thực tế, nhóm hàng đồ gỗ có phạm vi tiêu thụ rất rộng. DN Việt Nam mới đáp ứng được một phần nhu cầu. Thế nên dư địa thị trường vẫn còn nhiều. Bên cạnh đó, DN cần nắm chắc và cập nhật kịp thời các tiêu chuẩn, quy định. Ngoài ra nên bắt kịp xu hướng phát triển ngành gỗ tại thị trường châu Âu nói chung, Vương quốc Anh nói riêng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *