Khi liều thuốc vaccine chống Covid 19 được phát minh ra. Cả thế giới đều hy vọng và vui mừng, khi Nga chính là quốc gia đầu tiên trên thế giới công bố liều vaccine Covid 19. Với thành công trên, ngay lập tức nước này đã nhận được đơn đặt hàng “khủng” lên tới hàng tỷ liều vaccine từ hơn 20 quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, nhiều người còn kỳ vọng đây sẽ là “thần dược” cứu vãn lại nền kinh tế bị khủng hoảng bởi đại dịch thời gian qua. Tại Việt Nam những gói vaccine hỗ trợ với quy mô lớn cũng được đáp ứng, nhằm phục hồi doanh nghiệp, sánh kịp với nền kinh tế thế giới.
Vaccine Covid-19 giúp mở cửa lại nền kinh tế mà không lo y tế quá tải
Nếu không có giải pháp y tế như vaccine. Nền kinh tế sẽ suy yếu đến mức phải mất rất lâu mới có thể hồi phục. Nếu không có vaccine, các nhà điều hành chính sách rất bi quan. Sẽ phải tiếp tục áp dụng giãn cách xã hội. Bao nhiêu nhà hàng, khách sạn sẽ phải đóng cửa? Tất cả, hay ít nhất là 80% trong số đó? Mọi thứ dường như vô vọng trong cuộc Đại suy thoái năm 2008. Nhưng chúng ta đã phục hồi trở lại. Sự khác biệt lần suy thoái này là vấn đề y tế. Vì vậy, tương lai nằm trong tay các nhà khoa học và bác sĩ – những người làm y tế – nhiều hơn là các nhà kinh tế.
Theo Tạp chí kinh doanh của Oxford, khi thế giới đối mặt với làn sóng bùng phát thứ hai của dịch Covid-19. Nhiều quốc gia đang đặt hy vọng vào một loại vaccine cho phép họ tự tin mở cửa lại nền kinh tế mà không sợ dịch vụ y tế bị quá tải. Với hơn 20 triệu người nhiễm bệnh trên toàn cầu và trên 735.000 trường hợp tử vong liên quan đến Covid-19; thì rõ ràng các xã hội và nền kinh tế cần phải có vaccine để trở lại cảm giác bình thường.
Đẩy nhanh phục hồi doanh nghiệp nhờ các gói hỗ trợ vaccine Covid
Các gói hỗ trợ doanh nghiệp qua các đợt dịch vừa rồi được xem là mới “hà hơi thổi ngạt”. Trong khi các doanh nghiệp cần gói hỗ trợ lớn để bứt phá hơn. Vừa qua, Quốc hội thảo luận ở tổ về kinh tế xã hội. Ngân sách 6 tháng và kế hoạch nửa cuối năm 2021. Đề cập tới “sức khoẻ” doanh nghiệp qua các đợt dịch bệnh; ông Phan Đức Hiếu – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) nói tác động của làn sóng Covid-19 lần thứ 4 này rất khác những lần trước. Giai đoạn dịch trước đây đứt gãy chuỗi cung cầu. Giờ các quốc gia có kế hoạch mở cửa, doanh nghiệp có nhiều đơn hàng nhưng lại không sản xuất được.
“Trước đây chúng ta sản xuất được thì không tìm được thị trường. Giờ có thị trường lại khó sản xuất do dịch lây lan nhanh”, ông Phan Đức Hiếu nói. Ông Hoàng Văn Cường – Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân, đoàn đại biểu Hà Nội, cho rằng. Các biện pháp hay gói hỗ trợ doanh nghiệp vừa qua mới theo kiểu “hà hơi thổi ngạt”. Bối cảnh hiện nay, Chính phủ cần có giải pháp mạnh hơn. Các gói hỗ trợ không phải chỉ để “doanh nghiệp không bị chết. Người dân không thiếu đói, mà phải sự bứt phá”. “Nếu không đẩy nhanh phục hồi doanh nghiệp, nguy cơ Việt Nam lỡ nhịp với kinh tế thế giới là hiện hữu”
Xu hướng đón đầu kinh tế trong thời buổi dịch bệnh
Theo ông Cường, từ đầu năm đến nay, mặt bằng lãi vay cho doanh nghiệp đã giảm. Song chênh lệch giữa huy động – cho vay vẫn lớn. Đây là dư địa để giảm thêm lãi vay cho doanh nghiệp. “Giảm lãi suất như vừa qua chỉ giúp doanh nghiệp “không bị chết”. Còn để họ bứt phá, đón được các xu hướng kinh tế thì phải có những nguồn đầu tư lớn, mới hoàn toàn”, ông nhấn mạnh. Theo báo cáo Chính phủ, nửa đầu năm nay số doanh nghiệp rút khỏi thị trường có xu hướng tăng. Với 70.209 doanh nghiệp tăng gần 25%. Có 35.607 doanh nghiệp ngừng kinh doanh. Tăng hơn 22% so với cùng kỳ và chiếm xấp xỉ 51% tổng số doanh nghiệp. Tỷ lệ người dân thất nghiệp, thiếu việc làm và tình trạng thiếu lao động cục bộ gia tăng.
Những giải pháp ngắn hạn cho doanh nghiệp đã có, nhưng để đạt được mục tiêu thì giải pháp cần rõ ràng hơn. Phó Viện trưởng CIEM đề nghị phân phối nguồn lực hỗ trợ cho doanh nghiệp thực sự cần thiết. Có thể sống sót được, không dành nguồn lực cho nhóm đương nhiên rút khỏi thị trường. Dù không có đại dịch xảy ra vẫn không thể sống nổi. Quan điểm, ông Nguyễn Văn Hiển – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp, đoàn đại biểu tỉnh Lâm Đồng. Nói gói hỗ trợ doanh nghiệp trước đợt dịch thứ 4 lần này phải đủ lớn. Có thể quy mô như gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng trước đây. Hoặc lớn hơn thì mới là “liều vaccine, vực dậy các doanh nghiệp”.
Giải pháp lâu dài
“Chính phủ cần biện pháp mạnh, có giải pháp căn cơ. Bởi gói hỗ trợ vừa qua chỉ giải quyết vấn đề trước mắt Còn căn cơ quan trọng phải có giải pháp giúp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thời “hậu Covid-19”, ông nhấn mạnh. Ngoài ra, theo ông Phan Đức Hiếu, Chính phủ cần cân nhắc miễn thuế VAT cho các doanh nghiệp đang thực hiện “3 tại chỗ” ở các nhà máy. Ông cũng đề nghị các địa phương không nên ban hành thêm những chính sách làm gia tăng chi phí, khó khăn cho doanh nghiệp; như chi phí cảng biển, hoặc quy định về kiểm dịch…
“Tôi đề nghị, năm 2021 không nên ban hành bất kể quy định nào khiến tăng chi phí của doanh nghiệp. Thậm chí là dừng một số chi phí không cần thiết như lắp camera cho xe kinh doanh vận tải”, Phó Viện trưởng CIEM đề xuất.