Đổi tiền USD là một việc cực kỳ phổ biến ở Việt Nam. Đa số mọi người thường thực hiện việc chuyển đổi ngoại tệ ở các tiệm vàng. Thay vị chọn đổi ở những ngân hàng lớn. Bởi tại các ngân hàng, bạn thường phải làm những thủ tục rắc rối, phức tạp. Trong khi đó, ở những tiệm vàng thì mọi việc diễn ra rất nhanh. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng không phải tiệm vàng nào cũng được cấp phép đổi ngoại tệ. Do đó, nếu thiếu hiểu biết thì bạn có thể đang vô tình vi phạm pháp luật. Không chỉ bị phạt tiền mà còn có nguy cơ bị tịch thu tài sản. Thế nên đừng bỏ qua những thông tin bên dưới đây nhé!
Mặc dù trên thị trường có rất nhiều nơi để đổi tiền ngoại tệ. Thế nhưng, không phải đổi tiền Đô ở đâu cũng hợp pháp và giá cao như bạn nghĩ. Đô la Mỹ hay còn gọi là USD, Đô la, Đô, là đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ. Từ năm 1995 đến nay, đồng Đô la đã đã được lưu hành ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, theo quy định của Pháp luật, không phải trường hợp nào cũng có thể tự do đổi tiền USD. Không ít trường hợp bị phạt tiền do đổi tiền tại những nơi không được nhà nước cấp phép. Vậy, đổi tiền Đô (USD) ở đâu hợp pháp, tránh bị phạt?
Đổi tiền USD có thể bị phạt?
Thực tế cho thấy, các hoạt động mua bán ngoại tệ, đặc biệt là mua bán USD diễn ra rất phổ biến và công khai ở nhiều tiệm vàng không được cấp phép. Điều đáng nói, không ít người vẫn chưa biết rằng đây là hành động vi phạm pháp luật. Việc xử phạt những hành vi vi phạm phạt luật đã được quy định tại Nghị định 96/2014 của Chính phủ. Theo thông tư số 20/2011/TT-NHNN ngày 29/8/2011 quy định, việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt cá nhân chỉ có thể thực hiện ở những nơi thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được phép.
Những địa điểm được mua bán ngoại tệ
- Mua ngoại tệ cá nhân được thực hiện tại điểm điểm được phép bán ngoại tệ tiền mặt thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng.
- Bán ngoại tệ cá nhân được thực hiện ở các điểm được phép mua ngoại tệ thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng và các đại lý đổi ngoại tệ.
- Ngoài ra, các tổ chức tín dụng mua, bán ngoại tệ với cá nhân phải có trách nhiệm:
- Thông báo việc mua, bán ngoại tệ bằng văn bản đến Ngân hàng nhà nước.
- Thông báo danh sách địa điểm mua, bán của toàn hệ thống trên trang điện tử.
- Thao báo danh sách địa điểm mua, bán tiền mặt cho Ngân hàng nhà nước, ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh, thành trực thuộc trung ương tại địa bàn.
Do đó, nếu các bạn đang muốn đổi tiền Đô hay bất cứ ngoại tệ nào thì có thể trực tiếp lên trang tin điện tử các các tổ chức để xem tỷ giá cũng như địa điểm diễn ra hoạt động mua bán ngoại tệ.
Đổi tiền USD trái phép bị phạt bao nhiêu?
So với nghị định cũ, quy định tại nghị định 88/2019 được Chính phủ ban hành có sự thay đổi lớn. Theo đó, tùy vào từng mức độ nghiêm trọng mà mức xử phạt sẽ quy định khác nhau. Cụ thể:
- Hành vi mua bán ngoại tệ dưới 1.000 USD không được cấp phép sẽ bị phạt cảnh cáo.
- Số tiền ngoại tệ mua bán trái phép từ 1.000-10.000 USD sẽ bị phạt tiền 10-20 triệu đồng.
- Trường hợp mua bán ngoại tệ trái phép từ 10.000 đến dưới 100.000 USD mức phạt tăng lên 20 – 30 triệu đồng.
- Giao dịch 100.000 USD trở lên sẽ bị phạt tối đa 100 triệu đồng.
- Còn đối với hành vi xuất nhập khẩu ngoại tệ bất hợp pháp sẽ bị phạt đến 250 triệu đồng.
Đổi tiền USD ở đâu là hợp pháp và giá cao?
Trước những trường hợp đổi tiền Đô ở tiệm vàng bị xử phạt nghiêm trọng, nhiều người cảm thấy hoang mang không biết nên đổi tiền USD ở đâu giá cao và không vi phạm pháp luật. Để các bạn có thể dễ dàng đổi tiền Đô khi cần, dưới đây là những địa chỉ nên đến.
Ngân hàng
Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều được cấp phép và cung cấp dịch vụ mua, bán USD. Ở mỗi ngân hàng lại có một tỷ giá mua, bán khác nhau. Vì thế, bạn nên tìm hiểu trước và cân nhắc để đổi tiền USD ở ngân hàng có giá cao nhất. Song, tỷ giá tiền Đô la Mỹ USD thay đổi từng ngày. Do vậy, bạn nên theo dõi giá USD ở các ngân hàng lớn như HSBC, TechcomBank, ACB, BIDV, ACB, VietcomBank…để so sánh. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ tới tổng đài của các ngân hàng để hỏi về tỷ giá cũng như cách trao đổi.
Mặc dù ngân hàng là địa điểm đổi tiền USD khá uy tín và an toàn. Thế nhưng, do phải làm nhiều thủ tục rườm rà nên nhiều người cảm thấy e ngại. Hơn nữa, mức giá USD tại các ngân hàng thường thấp hơn một số địa chỉ khác.
Tiệm kim hoàng
Không ít người tự đặt ra câu hỏi đổi tiền Đô ở tiệm vàng có bị phạt không? Theo quy định của Nhà nước, tất cả những nơi được cấp giấy phép thu đổi ngoại tệ đều được coi là hợp pháp. Ngược lại, các nơi không có giấy phép thu đổi ngoại tệ là bất hợp pháp. Tại các cửa hàng, tiệm vàng hiện nay hầu hết đều hoạt động chui. Không được cấp phép hoạt động. Mọi giao dịch mua, bán ngoại tệ đều là tự phát. Tiềm ẩn nhiều nguy cơ thiệt hại tài chính cho khách hàng. Vì thế, bạn nên tìm hiểu để lựa chọn địa chỉ đổi tiền USD hợp pháp.
Với những khách hàng đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội có thể qua một số cửa hàng, tiệm vàng tại Phố Hà Trung. Nơi đây luôn tấp nập người qua lại và trao đổi tiền tệ. Để tránh vi phạm pháp luật, khi đổi ngoại tệ khách hàng nên xem cửa hàng đó có được phép không? Ưu điểm của việc mua, bán ngoại tệ ở tiệm vàng là thủ tục nhanh chóng. Tỷ giá thường cao hơn so với đổi ở ngân hàng nên nhiều người lựa chọn.
Tiệm kim hoàng cần giấy phép gì để được thu đổi ngoại tệ?
Để được Nhà nước cấp giấy phép thu đổi tiền ngoại tệ, tiền USD, các tiệm vàng cần phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
- Được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của Pháp luật Việt Nam.
- Địa điểm tiệm vàng mua bán ngoại tệ ở khu vui chơi giải trí có nhiều khách nước ngoài qua lại, cửa khẩu quốc tế, hàng hải, khu du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị…
- Cơ sở vật chất phải có phòng giao dịch riêng, trang bị đầy đủ phương tiện…
- Nhân viên tại đại lý đổi tiền phải có xác nhận của tổ chức tín dụng, được đào tạo kỹ năng nhận biết tiền thật, giả.
- Quy trình thu đổi ngoại tệ chuyên nghiệp, đảm bảo an toàn tuyệt đối.
- Được ủy quyền, cấp phép bởi tổ chức tín dụng.
- Một tổ chức kinh tế chỉ có thể làm đại lý cho một tổ chức tín dụng được phép…
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc đổi tiền Đô ở đâu hợp pháp, giá cao. Hy vọng đó sẽ là kiến thức hữu ích giúp khách hàng tránh được tình trạng mất tiền oan cũng như bị xử phạt do đổi tiền trái pháp luật.
Tìm hiểu kỹ trước khi mua bán ngoại tệ
Như vậy, một tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động đại lý đổi ngoại tệ. Khi đáp ứng đủ điều kiện nêu trên và khi có hoạt động mua, bán, trao đổi ngoại tệ; thì công ty sẽ không bị xử phạt. Hiện nay, các ngân hàng đều được cấp phép mua, bán ngoại tệ. Nên tất cả chi nhánh và phòng giao dịch của ngân hàng thương mại đều là các điểm trao đổi USD,, ngoại tệ hợp pháp. Ngoài ra, người dân có thể đến các tổ chức tín dụng, tiệm vàng. Nhưng phải có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp để mua bán, trao đổi ngoại tệ.
Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng, theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 24 Nghị định 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ, nếu cá nhân vi phạm việc mua, bán, trao đổi ngoại tệ không đúng quy định thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng với số tiền phạt từ 80 đến 100 triệu đồng. Ngoài ra, hành vi này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu số ngoại tệ. Cũng như đồng Việt Nam theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 24 Nghị định 96/2014/NĐ-CP.