Công ty Cổ phần Gang thép Cao Bằng (mã chứng khoán trên UPCoM: CBI) đã công bố báo cáo tài chính thường niên quý II / 2021 với doanh thu và lợi nhuận tăng cao so với cùng kỳ năm 2020. Nhờ giá bán và lượng phôi thép tiêu thụ cao, Gang thép Cao Bằng (CBI)) có lãi cao nhất trong 5 năm qua Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II của Công ty cổ phần Gang thép Cao Bằng ( UPCoM: CBI), lợi nhuận sau thuế cả quý đạt hơn 990 tỷ đồng, tăng gấp 3,6 lần so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, CBI đã hoàn thành 52% kế hoạch doanh thu và vượt gần 80% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2021.
Gang thép Cao Bằng công bố báo cáo tài chính quý II
Trong quý II/2021, doanh thu thuần của Công ty đạt 990 tỷ đồng. Tăng 155% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn hàng bán cũng tăng 132% lên 822,6 tỷ đồng. Nên lợi nhuận gộp tăng mạnh từ 34,4 tỷ đồng lên 168,3 tỷ đồng, tương đương 389%. Biên lợi nhuận gộp được cải thiện đáng kể từ 8,8% lên 17%.
Kỳ này, chi phí tài chính ghi nhận giảm 52%, chi phí bán hàng giảm 95%. Song chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đến 117%. Sau khi trừ tất cả chi phí, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 153,3 tỷ đồng. Gấp 18,4 lần so với con số 8,3 tỷ đồng cùng kỳ năm 2020. Đây cũng là mức lãi theo quý cao nhất của CBI trong vòng 5 năm qua. CBI cho biết nguyên nhân lợi nhuận tăng cao là do do giá bán lẫn sản lượng tiêu thụ các sản phẩm phôi thép đều tăng so với quý II/2020.
Tình hình 6 tháng đầu năm
Tính chung 6 tháng đầu năm doanh thu thuần của CBI đạt gần 1.527 tỷ đồng, tăng 82%. Lợi nhuận trước và sau thuế đạt xấp xỉ 216 tỷ đồng, gấp gần 15 lần cùng kỳ. Khả năng tăng trưởng mạnh mẽ này đến từ việc giá thép tăng phi mã trong suốt thời gian qua giúp doanh nghiệp được hưởng lợi. Năm nay, Công ty đã thông qua kế hoạch kinh doanh với chỉ tiêu doanh thu đạt 2.935 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 120,3 tỷ đồng. Lần lượt tăng 136% và 168% so với thực hiện năm 2020. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm, Công ty đã hoàn thành 52% kế hoạch doanh thu và vượt 78,6% kế hoạch lợi nhuận.
Tính đến ngày 30/6/2021, tổng tài sản của doanh nghiệp giảm 10% xuống còn 1.678 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho giảm 36% xuống còn hơn 250 tỷ đồng. Nợ phải trả giảm 23% xuống còn 1.367 tỷ đồng. Về nguồn vốn, nợ phải trả của CBI ở mức gần 1.367 tỷ đồng, giảm 23% sau 6 tháng đầu năm. Dư nợ các khoản vay cũng giảm. Lần lượt 7% đối với các khoản ngắn hạn và 13% đối với các khoản dài hạn; còn 380 tỷ đồng và xấp xỉ 594 tỷ đồng. Lỗ lũy kế của CBI giảm xuống chỉ còn gần 119 tỷ đồng.
Tình hình chung ngành thép Việt Nam
Trong bối cảnh ngành thép Việt Nam tăng trưởng khả quan, 6 tháng đầu năm qua, các doanh nghiệp đầu ngành như Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG), Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG), Thép Nam Kim (HoSE: NKG)… đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.
Theo Công ty Chứng khoán Mirea Asset Việt Nam (MASVN), động lực thúc đẩy tăng trưởng của ngành thép Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hồi phục, nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh sau khi các thị trường lớn như Bắc Mỹ châu Âu dần gỡ bỏ giãn cách xã hội nhờ hoàn thành tiêm vắc-xin Covid-19 diện rộng. Đồng thời, ngành xây dựng nội địa phát đi tín hiệu tích cực cũng hỗ trợ cho ngành thép trong nước.
MASVN dự phóng sản lượng ngành thép Việt Nam năm 2021 sẽ tăng 18%. Cao gấp 3,5 lần dự phóng tăng trưởng sản lượng thế giới. Sản lượng thép Việt Nam năm 2021 dự kiến tăng trưởng mạnh, đạt 30,6 triệu tấn (tăng 18% cùng kỳ)… Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 26/7, cổ phiếu CBI tăng 4% lên 23.400 đồng/CP.