Giá gia cầm có xu hướng tăng trưởng mạnh do cầu tăng cung giảm

Giá gia cầm có xu hướng tăng trưởng mạnh do cầu tăng cung giảm

Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm đang ngày càng tăng thế nhưng nguồn cung lại có chiều hướng hoàn toàn ngược lại khi số lượng chăn nuôi của một số giống đang suy giảm và có nguy cơ gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong hai quý tới. Điều này đã ảnh hưởng đến sự biến động về giá thành trên thị trường gia cầm hiện nay. Theo nhận định của Cục chăn nuôi, mức giá trung bình của gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm trong phạm vi cả nước đang có xu hướng tăng trưởng nhanh vào quý III năm nay. Mất cân bằng cung – cầu và những tác động lên giá thành khiến cho cả người chăn nuôi lẫn người tiêu dùng đều bị tổn hại.

Giá gia cầm có xu hướng tăng nhanh trong quý III/2021

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) giá gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm có xu hướng tăng, trong đó một số sản phẩm giống tăng nhanh hơn. Cụ thể giá gà thịt tăng 28,5% tại miền Bắc. Đồng thời, giá tăng gần 10,5% tại miền Trung và 5,5% tại phía Nam. Hiện nay, giá gà thịt trắng công nghiệp 27.000 – 29.000 đồng/kg. Giá gà màu nuôi công nghiệp 38.000 – 41.000 đồng/kg. Gà thả vườn 53.000 – 56.000 đồng/kg. Giá các sản phẩm vịt cũng tăng dần. Trong đó giá vịt Super M tăng trung bình từ 15 – 20%. Riêng giá các sản phẩm thuộc nhóm gia cầm cho trứng vẫn ở mức thấp. Mức tăng dao động trong khoảng 1.400 – 2.000 đồng/quả.

Giá gia cầm và các sản phẩm gia cầm có xu hướng tăng nhanh

Cục Chăn nuôi cho rằng, trong thời gian tới giá gà công nghiệp lông trắng có thể vẫn ổn định. Giá gà thịt lông màu có thể tăng nhưng không nhiều. Nguyên nhân là vì số lượng gà nuôi hiện còn khá nhiều. Ngoài ra, nguồn cung gà thịt lông màu vẫn dồi dào.

Nguyên nhân và tác động

Cục Chăn nuôi dự báo giá các sản phẩm gia cầm đang có chiều hướng tăng. Đặc biệt, giá sẽ tăng cao vào thời điểm tháng 7 – 9. Về nguyên nhân, Cục Chăn nuôi nhận định là do nhu cầu tăng mà nguồn cung lại giảm. Lượng con giống đưa vào chăn nuôi thương phẩm trong quý I giảm so với quý IV/2020. VIPA dự báo với đà giảm đàn như hiện nay, có khả năng sang quý III và IV sẽ thiếu hụt nguồn cung. Giá các sản phẩm thịt gia cầm, trứng rục rịch tăng. Theo một số trang trại với giá bán xuất chuồng như hiện nay không đem lại nhiều lợi nhuận. Người chăn nuôi gà chỉ mới hòa và lãi không đáng kể.

Nhu cầu tăng nhưng nguồn cung giảm đẩy giá thành tăng cao

Trao đổi với người viết, ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm nhận định: “Thiếu hụt nguồn cung có thể dẫn đến tới nguy cơ nhập khẩu các sản phẩm thịt gà đông lạnh gia tăng. Từ năm 2019 đến nay, gà nhập khẩu chiếm khoảng 20% tổng lượng gà tiêu thụ trong nước. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới người chăn nuôi mà còn có tác động đến an ninh thực phẩm”.

Các chính sách hỗ trợ

Để đảm bảo nguồn cung trong quý III, IV, vấn đề cần làm hiện nay là khôi phục sản xuất. Đồng thời hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tái đàn. Bên cạnh đó cần tăng nguồn cung trong nước, đảm bảo cung cầu. Bộ Tài chính đang tìm cách hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp. Ưu tiên tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Hiện tại đang dự thảo Thông tư hướng dẫn mức thu một số khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực thú y.

Trong đó, dự thảo đề xuất giảm 50% lệ phí cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn. Bên cạnh đó, giảm 50% phí kiểm dịch thủy sản nhập khẩu, quá cảnh, tạm nhập tái xuất (gồm kho ngoại quan), chuyển cửa khẩu. Ngoài ra còn đề xuất giảm 50% lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ thú y và phí kiểm dịch gia cầm.

Thời gian giảm phí dự kiến từ ngày Thông tư có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2021. Kể từ ngày 1/1/2022 trở đi, mức thu các khoản phí, lệ phí những hạng mục vừa nêu sẽ quay trở về bình thường theo Thông tư số 101/2020 hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *