Giá vàng trên thị trường chịu ảnh hưởng từ những yếu tố nào?

Giá vàng trên thị trường chịu ảnh hưởng từ những yếu tố nào?

Giá vàng liên tục có sự biến đổi theo từng ngày. Và hàng loạt các trang báo mạng online luôn luôn cập nhật giá theo từng ngày. Vậy bạn đã biết lý do vì sao có những sự biến đổi không ngừng này chưa? Nếu chưa thì hãy để chúng mình chia sẻ một vài yếu tố cơ bản tác động đến giá vàng nhé. Thông thường, giá thành của kim loại quý hiếm như vàng phụ thuộc vào kế hoạch dự trữ vàng và tiền tệ của các ngân hàng Trung ương. Đồng thời, giá của thứ kim loại đặt đỏ này cũng tùy thuộc vào đồng USD. Cũng như hàng loạt điều thú vị khác. Mọi thứ bạn cần biết sẽ có ở ngay bên dưới đây.

Vàng luôn là hàng hóa có sức hút

Vàng luôn là hàng hóa có sức hút

Trong suốt các thời đại, vàng là một loại hàng hóa luôn có sức hấp dẫn đặc biệt đến mọi người. Không chỉ vì vẻ đẹp mà còn vì nguồn cung hạn chế của nó. Bài viết này sẽ nói rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng. Để giúp các nhà đầu tư có thêm kiến thức trong việc đầu tư vào thị trường vàng giàu tiềm năng. Nhưng kênh đầu tư này cũng đầy rủi ro. Từ cổ chí kim, vàng luôn được xem là tài sản quý giá nhất đối với nhân loại. Và được con người không ngừng săn lùng và tích trữ vì nhiều lý do khác nhau. Từ làm trang sức, sản xuất công nghiệp đến đầu tư.

Vàng không chỉ là vật trang sứ quý giá. Một loại hàng hóa đặc biệt. Mà còn được xem là chuẩn mực giá trị cho các loại tiền tệ trên thế giới. Mặc dù giá trị của vàng trường tồn cùng thời gian. Nhưng với bản chất cố hữu là tính biến động nên giá vàng lại dễ dàng biến động. Và chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố tác động bên ngoài.

Do đó, là một Gold trader, việc hiểu biết đầy đủ về thị trường vàng. Cũng như nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến biến động giá vàng. Từ đó dự đoán được xu hướng giá trong tương lai là vô cùng quan trọng. Quyết định thành bại của nhà đầu tư trong thị trường đặc thù này.

Những yếu tố tác động đến giá vàng

Vậy, trong bài viết dưới đây, chúng sẽ cùng bạn phân tích các yếu tố có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ. Kêt3 cả trực tiếp và gián tiếp đến giá vàng. Với hy vọng giúp các nhà đầu tư có thêm kiến thức. Để có những quyết định đầu tư đúng đắn trong thị trường tiềm năng nhưng cũng đầy rủi ro này.

Chính sách lưu trữ vàng và tiền tệ của các ngân hàng Trung ương

Vàng luôn có vị trí đặc biệt trong kho bạc của Ngân hàng trung ương. Và nguyên tắc này được áp dụng cho mọi ngân hàng trung ương trên toàn cầu. Nhìn chung, việc các ngân hàng trung ương luôn đưa vàng vào danh mục đầu tư. Với các chức năng chính là:

Tích trữ vàng tác động mạnh mẽ đến giá vàng trên thị trường

Tích trữ vàng để giảm thiểu rủi ro đặc biệt trong giai đoạn bất ổn. Và biến động của thị trường. Mua vàng nhằm mục đích phòng ngừa tác động của lạm phát đến nền kinh tế. Vàng chính là biện pháp để ngăn chặn rủi ro đối với các nền kinh tế mới nổi. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thị trường tự do quá mức làm tổn hại ngành công nghiệp.

Động thái của các Ngân hàng trung ương và các bộ phận khác của khu vực chính thức (official sector). Có thể có tác động quan trọng đến giá vàng. Lý do cho nhận định trên là việc các ngân hàng trung ương là tổ chức nắm giữ trữ lượng vàng lớn. Sở hữu khoảng 30.500 tấn trong năm 2010 và khoảng 33.000 tấn trong năm 2020. Chiếm khoảng 15% tổng số vàng dự trữ trên mặt đất. Do đó, các chính sách của ngân hàng trung ương về mua và bán vàng. Việc này có thể tạo ra những tác động đáng kể đến biến động giá. Trong đó bản thân các chính sách này đã có nhiều thay đổi trong nhiều thập kỷ.

Giá vàng từng tăng 88% vì chính sách của các ngân hàng Trung ương

Giá vàng từng tăng 88% vì chính sách của các ngân hàng Trung ương

Theo dữ liệu GFMS – lần mua ròng vàng đầu tiên kể từ năm 1988. Nhưng sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008. Mà chính thức là vào năm 2009 khu vực chính thức mới thực sự đẩy mạnh mua vàng. Chấm dứt hai thập kỷ liên tục bán ra. Năm 2010, khu vực chính thức đã mua ròng tổng cộng 77 tấn vàng.

Trong năm 2019, các ngân hàng trung ương trên toàn cầu mua ròng 668,5 tấn vàng. Nhiều nhất kể từ khi các định chế tài chính quốc gia này. Và trở thành lực lượng mua ròng vàng vào năm 2010. Cụ thể, kể từ khi các Ngân hàng trung ương mua ròng vàng một thập kỷ trước. Giá vàng đã tăng 88%. Năm 2010, giá một ounce vàng là 1.096USD/ounce. Và đỉnh điểm vào tháng 8 năm 2020, vàng đã thiết lập kỷ lục mới. Với giá 2.070 USD/ounce.

Chính sách tiền tệ cũng có tác động mạnh không kém

Đặc biệt, chính sách tiền tệ của các ngân hàng Trung ương, đặc biệt là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ – FED có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến biến động giá. Lập trường chính sách nới lỏng tiền tệ (QE) của Hoa Kỳ và các nền kinh tế lớn khác đã làm tăng nguy cơ tiềm ẩn về lạm phát cao trong tương lai và chỉ riêng điều này có thể đã đủ để kích thích nhu cầu của nhà đầu tư đối với vàng như một “hầm trú ẩn an toàn”.

Cụ thể là họ mua lượng lớn chứng khoán để tăng cung tiền của họ. Điều này góp phần làm tăng giá vàng trong thời gian ngắn. Nếu nới lỏng định lượng quá mức bởi Ngân hàng trung ương của một quốc gia, điều này sẽ gây ra lạm phát và giá sẽ tăng hơn nữa.

Lãi suất ảnh hướng lớn đến giá vàng

Lãi suất có ảnh hưởng lớn đến giá vàng vì một yếu tố được gọi là “chi phí cơ hội”. Chi phí cơ hội là chi phí khi bạn từ bỏ khoản lãi ngân hàng để đi đầu tư vào một tài sản có rủi ro khác. Như vậy đôi khi bạn đầu tư được lợi nhuận 3%/năm nhưng lạm phát lại là 4%/năm, bạn có lời danh nghĩa nhưng lại lỗ trên thực tế. Hoặc bạn đầu tư được lợi nhuận 5% nhưng lãi suất ngân hàng lại là 7%.

Trong trường hợp này, vàng trở thành một cơ hội đầu tư hấp dẫn mặc dù lợi suất 0% của nó bởi vì chi phí cơ hội thấp. Nói cách khác, các nhà đầu tư sẽ đầu tư vào vàng nhiều hơn nếu lãi suất các kênh đầu tư khác thấp và ngược lại.

Ngoài ra, các bình luận của FED cũng có thể làm thị trường vàng di chuyển. Tại Mỹ, Ủy ban FOMC, tổ chức các cuộc họp khoảng sáu tuần một lần, thảo luận về tình trạng của nền kinh tế Mỹ và quyết định chính sách tiền tệ. Nếu FOMC có lập trường ngụ ý rằng lãi suất có thể tăng trong tương lai gần, giá có khả năng giảm. Tuy nhiên, nếu FOMC khẳng định rằng lãi suất đang có kế hoạch giữ ổn định, giá vàng có xu hướng tăng.

Giá vàng chịu ảnh hưởng từ đồng USD

Vì là một loại hàng hoá nên giá vàng cũng bị ảnh hưởng và tác động bởi tiền tệ, trong đó vàng và tiền tệ từ trước đến nay vẫn duy trì mối quan hệ tương quan nghịch. Đặc biệt, mối quan hệ giữa giá vàng và USD có lẽ là mối quan hệ tương quan nghịch được biết đến rộng rãi nhất.

Chính vì thế, việc biến động đồng USD cũng ảnh hưởng không nhỏ tới giá vàng và nhiều chuyên gia có quan điểm rằng khi đồng đô la Mỹ mạnh lên thì giá vàng sẽ giảm xuống, và ngược lại khi đồng đô la Mỹ yếu đi thì giá vàng tăng cao.

Các nhà định giá vàng đều tập trung ở Mỹ

Hầu hết các nghiên cứu về các yếu tố quyết định giá vàng cho đến nay đều tập trung vào Hoa Kỳ, phản ánh sức nặng kinh tế và tài chính của cường quốc và vai trò của đồng USD là đồng tiền dự trữ chính của nền kinh tế toàn cầu.

Khi xem xét giá trị đồng bạc xanh, người ta thường đánh giá thông qua nền kinh tế Mỹ và những yếu tố chính được xem là thước đo phản ánh sức mạnh hay suy yếu của nền kinh tế Mỹ. Lịch sử đã ghi nhận trong thời gian nền kinh tế Mỹ suy thoái do sự sụp đổ của thị trường bất động sản kéo theo sự giảm giá trị của đồng USD vào năm 2008-2009, giá đã tăng cao.

Giá đồng USD tụt sẽ kéo theo giá vàng tụt

Cụ thể, sự suy giảm giá trị của đồng tiền có sức ảnh hưởng lớn với nền kinh tế cũng kéo theo sự suy giảm về niềm tin nơi các nhà đầu tư về đồng tiền này khiến họ chuyển sang các tiền tệ khác và thậm chí có thể là dùng vàng là đơn vị trao đổi hàng hoá. Giá vàng vì thế và tăng cao. Đó cũng là lý do vì sao trong thời kỳ bất ổn về kinh tế và khi đồng đô la yếu đi, người ta thích đầu tư vào vàng thông qua các phương tiện giao dịch vàng như quỹ vàng hoặc vàng vật chất.

Tuy nhiên, sự thật không phải lúc nào giá vàng cũng chuyển động ngược chiều với đồng đô la bởi lịch sử đã ghi nhận có những thời điểm vàng và đô la Mỹ tăng giá cùng nhau dưới sự ảnh hưởng của nguồn cung cầu.

Giá vàng chịu ảnh hưởng của sự làm phát

Giá vàng chịu ảnh hưởng của sự làm phát

Ngày 14/7/2021, trong phiên điều trần trước Quốc hội, chủ tịch FED Jerome Powell cho biết FED sẽ tiếp tục dõi theo các số liệu kinh tế để điều chỉnh chính sách tiền tệ cho phù hợp.  Ông nhận định lạm phát đã tăng nhưng sẽ sớm có sự suy giảm. FED vẫn thận trọng về thời điểm thu hẹp gói mua tài sản và sẽ thông báo cho thị trường. Đây là một tin tích cực cho thị trường vàng. Tuy nhiên, các quỹ đầu tư vàng vẫn bán ra chốt lời thay vì mua vào.

Cùng ngày, quỹ tín thác vàng hàng đầu thế giới SPDR tiếp tục bán ra 2,91 tấn, đưa lượng vàng nắm giữ về 1.034,37 tấn. Trong nước, cuối hôm nay, Công ty SJC niêm yết giá bán vàng miếng ở mức 57,6 triệu đồng/lượng, tăng 200.000 đồng/lượng so với hôm qua, cao hơn giá thế giới quy đổi đến 6,73 triệu đồng/lượng.  Chênh lệch giá mua – bán vàng tại Công ty SJC vẫn giữ ở mức cao ngất ngưởng 750.000 đồng/lượng. Trong khi giá bán vàng nhẫn 9999 SJC tăng vọt lên mức 52,15 triệu đồng/lượng.

Tại các cửa hàng vàng, giá vàng miếng SJC bán ra vẫn giữ nguyên mức 57,25 triệu đồng/lượng, thấp hơn 350.000 đồng/lượng so với giá bán vàng miếng tại các công ty vàng lớn. Mức chênh giữa giá mua – bán cũng chỉ hơn 1/3 so với mức giá niêm yết của Công ty SJC.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *