Việc mua bán ngoại tệ là một nghề nghiệp khá HOT, giúp kiếm kha khá lợi nhuận. Nhưng nếu bạn đang đầu tư vào kênh ngoại tệ thì hãy lưu ý 5 điều trong bài viết này. Bởi việc thực hiện giao dịch tiền nước ngoài không hề đơn giản như bản nghĩ. Nhà nước, chính quyền đã đưa ra những nghị định, luật lệ cho việc này. Khi vô tình/cố tình vi phạm, bạn có thể “mất cả chì, lẫn chài”. Không những bị mất của mà còn bị phạt một số tiền không hề nhỏ. Đặc biệt, việc mua bán, trao đổi ngoại tệ không phải cơ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào cũng được cấp phép đâu nhé.
Phân biệt rõ ngoại hối và ngoại tệ
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường là nhu cầu giao dịch ngoại tệ của cá nhân, tổ chức ngày một tăng. Sau đây là một số lưu ý quan trọng khi giao dịch bằng ngoại tệ tại Việt Nam. Theo Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 thì ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia khác. Hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác. Được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực. Ngoài ra, Pháp lệnh ngoại hối 2005 sửa đổi, bổ sung 2013 quy định các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ. Gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu. Và các loại giấy tờ có giá khác. Còn ngoại tệ tiền mặt bao gồm tiền giấy, tiền kim loại.
Hạn chế tối đa giao dịch bằng ngoại hối
Đây là một lưu ý quan trọng mà bất cứ ai cũng đều phải nắm rõ. Về nguyên tắc, trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo. Tất cả không được thực hiện bằng ngoại hối trừ các trường hợp sau đây:
- Các giao dịch với tổ chức tín dụng
- Các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại lý
- Các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Trong đó, các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối. Bao gồm các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng; và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối. (Điều 2 Thông tư 15/2015/TT-NHNN).
Nơi được cấp phép mua bán ngoại tệ
Điều 3 Thông tư 20/2011/TT-NHNN quy định việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép nêu rõ, các cá nhân được:
- Mua, bán ngoại tệ tiền mặt tại các địa điểm được phép bán ngoại tệ thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được phép
- Bán tại các đại lý đổi ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép.
Theo đó, các tổ chức tín dụng được phép phải thông báo danh sách các địa điểm mua, bán ngoại tệ tiền mặt của toàn hệ thống trên trang tin điện tử của tổ chức tín dụng được phép đó.
Mỗi cá nhân chỉ được mua bán ngoại tệ trị giá 100 USD/ngày
Điều 5 Thông tư 20/2011/TT-NHNN quy định, cá nhân là công dân Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép chỉ được giao dịch mua bán ngoại tệ với mức 100 USD/1 người/1 ngày. Hạn mức này cũng được áp dụng đối với trẻ em chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ. Ngoài ra, cá nhân là công dân Việt Nam chỉ được quyền mua các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương trong khoảng thời gian lưu trú ở nước ngoài là 10 (mười) ngày.
Không dừng ở đó, sau khi căn cứ vào khả năng tự cân đối nguồn ngoại tệ tiền mặt của mình, các tổ chức tín dụng được phép có thể bán vượt mức để đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ về tiền ăn, tiền tiêu vặt, tiền đi lại ở nước ngoài liên quan đến các mục đích sau:
- Học tập, chữa bệnh ở nước ngoài.
- Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài.
Mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do có thể bị phạt
Theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 thì hành vi “Mua, bán, thanh toán, cho vay ngoại tệ với nhau hoặc niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật” có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đến 12.000.000 đồng.
Tại khoản 5 Điều này còn quy định việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các cá nhân, tổ chức hoạt động ngoại hối trái phép: “5. Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
- a) Cá nhân, tổ chức hoạt động ngoại hối mà không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc giấy phép hoạt động ngoại hối đã hết thời hạn hoặc bị đình chỉ;
- b) Cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thực hiện dịch vụ kiều hối mà không được cấp có thẩm quyền cấp phép…”. Ngoài hình phạt tiền, người vi phạm các quy định về quản lý ngoại hối và quản lý kinh doanh vàng còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: “Tịch thu số ngoại tệ hoặc vàng” vi phạm.