Mức tiêu thụ than phục hồi tăng trưởng đẩy giá than tăng cao

Mức tiêu thụ than phục hồi tăng trưởng đẩy giá than tăng cao

Thị trường than thế giới trong thời gian gần đây đang dần phục hồi sau thời gian dài “trượt dốc” về nhu cầu tiêu thụ lẫn giá than, thậm chí có thời kỳ “chạm đáy” kỷ lục lượng tiêu thụ thấp nhất trong 2 thập kỷ (năm 2020) do diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Sự gia tăng về nhu cầu sử dụng than tại Trung Quốc sau khoảng thời gian hồi phục kinh tế cùng với việc áp dụng chính sách hạn chế nhập than từ Australia là nguyên nhân chính thúc đẩy mức tiêu thụ than tăng vọt. Cũng chính vì thế, giá than toàn cầu cũng bị đẩy lên cao và dự kiến vẫn chưa “hạ nhiệt” trong thời gian tới. Điều này phần nào đã ảnh hưởng tiêu cực đến thế giới nói chung và các nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam nói riêng.

Tổng quan về thị trường than toàn cầu

Theo phân tích của Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS), dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến nhu cầu tiêu dùng và giá than giảm mạnh. Giá than đã giảm từ mức 70 USD/tấn xuống đáy 50 USD/tấn tháng 2 – 7/2020. Giá than luyện cốc cũng giảm từ 200 USD/tấn xuống mức đáy 100 USD/tấn vào giữa năm 2020. Tuy nhiên, sự phục hồi kinh tế cùng với việc triển khai tiêm vắc xin COVID-19 rộng rãi giúp giá than phục hồi.

Ngành than thế giới phục hồi sau thời gian dài mức tiêu thụ và giá giảm mạnh

Giá cả than nhiệt (dùng cho các nhà máy nhiệt điện) và than luyện cốc (dùng sản xuất thép) những tháng gần đây đều tăng mạnh, mà nguyên nhân chủ yếu đến từ Trung Quốc, nước nhập khẩu và tiêu thụ nhiên liệu lớn nhất thế giới, với nhu cầu tăng mạnh khi nền kinh tế hồi phục sau đại dịch Covid-19 và chính sách hạn chế nhập khẩu than Australia.

Lý do làm suy giảm nhu cầu tiêu thụ than

Trong hai thập kỷ qua, việc tiêu thụ than toàn cầu giảm đột ngột thường liên quan đến các cuộc khủng hoảng toàn cầu. Theo báo cáo năng lượng của IEA, tiêu thụ than năm 2020 giảm 7%. Nhu cầu tiêu thụ than giảm ở nhiều lĩnh vực. Động lực chính của sự sụt giảm này là do nhu cầu điện giảm. Đó là ảnh hưởng của đại dịch Covid‑19 dẫn đến suy thoái kinh tế. Nhiều thị trường ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo. Điều này làm giảm việc sử dụng khí đốt và than đá trong cơ cấu sản xuất điện.

Trung Quốc là quốc gia đầu tiên phục hồi sau COVID-19. Tuy nhiên, tiêu thụ than năm 2020 vẫn giảm 5%. Nguyên nhân là nước này đang nỗ lực giảm tiêu thụ than. Mục đích để hạn chế phát thải CO2 ra môi trường. Quốc gia tiêu thụ than lớn nhất thế giới cũng đang chuyển sản xuất điện sang các nguồn thân thiện với môi trường như thủy điện, năng lượng mặt trời, gió thậm chí là năng lượng hạt nhân.

Mức tiêu thụ than dự kiến tăng trở lại

Theo báo cáo của IEA, khi nền kinh tế phục hồi vào năm 2021, nhu cầu than toàn cầu dự kiến sẽ tăng trở lại ở mức gần 3%, mức tiêu thụ điện gia tăng và các hoạt động công nghiệp là động lực chính. IEA cho biết nhu cầu than toàn cầu ở năm 2021 được dự báo sẽ thấp hơn năm 2019. Các nền kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất. Những quốc gia này sẽ tác động đến việc tăng trưởng tiêu thụ than. Mức tiêu thụ than của Mỹ và châu Âu dự kiến sẽ tăng trở lại gần một thập kỷ. Trước đó đạt mức thấp kỷ lục vào năm 2020.

Mức tiêu thụ than đang trên đà phục hồi đồng thời đẩy giá than tăng cao

ACBS nhận định sự phục hồi nhu cầu tiêu thụ than trong năm 2021 sẽ thấp hơn kỳ vọng của IEA. Dự kiến chỉ đạt 1,5% – 2%. Vì tình hình hiện tại, dịch COVID-19 và biến thể Delta đang diễn biến phức tạp ở Ấn Độ. Đà phục hồi than dự kiến sẽ không kéo dài. Đó là do nhu cầu sử dụng than không thay đổi sau năm 2025. Mức tiêu thụ dao động khoảng 7,4 tỷ tấn.

Trước đó, Trung Quốc cấm nhập khẩu than từ Australia kể từ năm 2020. Vì thế, nước này chuyển sang đặt hàng từ các nhà cung cấp khác. Các đối tác điển hình như Nga hoặc Indonesia. Từ đó làm tăng nhu cầu từ các nước này. Đây có thể là nhân tố chính khiến nhu cầu than tăng và giá năm 2021. Trong khi đó, Trung Quốc còn chiếm một nửa nhu cầu than toàn cầu.

Giá than tăng cao tạo áp lực cạnh tranh

Hiện nay, than đang cung cấp 70% năng lượng cho Trung Quốc. Thế nhưng, sản lượng than trong nước dự kiến sẽ không thay đổi trong năm 2021. Nước này có thể sẽ tăng nhập khẩu than. Điều này khiến giá than toàn cầu ở mức trên 130 USD/tấn trong nửa cuối năm.

Giá than tăng kéo theo chi phí đầu vào của các nhà sản xuất nhiệt điện than của Việt Nam cũng tăng theo. Với giá than 130 USD/tấn, giá nguyên liệu đầu vào sẽ tăng 50%. Bên cạnh đó còn kéo theo chi phí sản xuất của các nhà máy điện than tăng. Chênh lệch giá trị tăng khoảng 40% so với năm 2020.

Giá than tăng cao khiến chi phí sản xuất của nhà máy điện than tăng, giảm sức cạnh tranh

Chi phí cao hơn khiến các nhà máy nhiệt điện than khó cạnh tranh với các nhà máy thủy điện, điện khí tự nhiên trên thị trường phát điện. Ngoài ra, đợt COVID-19 thứ 4 tại Việt Nam làm giảm nhu cầu điện. Đồng thời còn gây áp lực lên tổng sản lượng thị trường bán buôn điện. Từ đó tạo ra hiệu ứng tiêu cực cho các công ty nhiệt điện than. Điển hình như Phả Lại hay Quảng Ninh PC.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *