Trước bốn làn sóng Covid làm cả doanh nghiệp và người dân khó khăn, chính phủ đã hỗ trợ 26.000 tỷ đồng. Thêm vào đó, các ngân hàng cũng góp sức bằng những gói trăm nghìn tỷ để ưu đãi các tổ chức và cá nhân chịu ảnh hưởng trực tiếp từ đại dịch. Những lần giãn cách là những lần người lao động mất việc, chuỗi cung ứng tắc nghẽn và nền kinh tế kiệt quệ. Nếu không có những gói cứu trợ này, thật khó để cả nước vượt qua được dịch bệnh. Có lẽ trước khi chết vì viêm phổi thì con người đã chết vì đói, vì phá sản hay vỡ nợ mất rồi.
Vậy cụ thể các ngân hàng đồng loạt tung ra các gói cứu trợ như thế nào? Những đối tượng nào có thể tham gia những chương trình ưu đãi mùa dịch đó? Bài viết dưới đây của artemasrl.com sẽ giải đáp mọi thắc mắc về hỗ trợ trăm nghìn tỷ đồng từ ngân hàng.
Gói cứu trợ 26.000 tỷ đồng của chính phủ
Cùng với gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 68 của Chính phủ, nhiều ngân hàng cũng chung tay chống dịch. Bằng cách tung ra những gói tín dụng ưu đãi nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vượt qua tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 68 đưa ra 12 chính sách hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp khó khăn do đại dịch. Tổng kinh phí hơn 26.000 tỷ đồng. Đây là gói hỗ trợ thứ hai được tung ra sau một năm rưỡi Việt Nam đối mặt với bốn làn sóng Covid-19. Đại dịch đã khiến hàng triệu lao động bị ảnh hưởng tiêu cực về việc làm.
Nếu không cứu giúp doanh nghiệp và người lao động, nền kinh tế sẽ kiệt quệ. Những người làm ra của cải cho đất nước lại trở thành gánh nặng của xã hội. Do đó, cùng với chính phủ, một loạt nhà băng cũng có những đóng góp nhất định. Với mong muốn vượt qua đại dịch cùng doanh nghiệp, cá nhân. Theo đó, Ngân hàng Agribank tung ra gói tín dụng 100.000 tỷ đồng. Nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong đó, quy mô cho vay bằng VND là 95.000 tỷ đồng, cho vay bằng USD (quy đổi) là 5.000 tỷ đồng.
Các chương trình ưu đãi trăm nghìn tỷ của Agribank
Tùy theo đối tượng và mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh, khách hàng có thể tiếp cận mức lãi suất VND khác nhau. Cụ thể là giảm còn 4,5% một năm đối với các khoản vay ngắn hạn. Và 6,5% một năm đối với các khoản vay trung, dài hạn. Tương đương thấp hơn từ 2% – 2,5% lãi suất cho vay thông thường, cùng đối tượng. Mức lãi suất cho vay bằng USD với ưu đãi 2%/năm đối với các khoản vay ngắn hạn. Và 4,5%/năm đối với các khoản vay trung, dài hạn.
Cùng với chương trình, Agribank vẫn đang triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi khác. Với quy mô hơn 70.000 tỷ đồng dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ra khách hàng lớn và doanh nghiệp FDI cũng có thể tham gia chương trình. Bên cạnh đó, từ ngày 01/07/2021, khách hàng cá nhân và pháp nhân vay vốn để thực hiện phương án sản xuất kinh doanh hàng xuất nhập khẩu. Thì có thể vay vốn ngắn hạn tại Agribank với mức lãi suất thấp nhất từ 1,7%/năm đối với khoản vay USD và 3,5%/năm đối với khoản vay VND. Mức lãi dáp dụng tùy theo từng kỳ hạn vay. Tổng hạn mức tín dụng của chương trình lên tới 15.000 tỷ đồng và 300 triệu USD.
Ngân hàng cùng doanh nghiệp vượt khó với nguồn vốn trăm nghìn tỷ
Tương tự, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng có ưu đãi. Đó là gói tín dụng ngắn hạn lãi suất ưu đãi với quy mô lên đến 10.000 tỷ đồng. Gói này dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh xuất, nhập khẩu. Mức lãi suất mà BIDV áp dụng là 3,8% và 6,5%/năm cho kỳ hạn 3-9 tháng… Trong khi đó, để đồng hành cùng khách hàng thực hiện ước mơ sở hữu nhà, xe, tiêu dùng. Cũng như là chia sẻ khó khăn với khách hàng cá nhân vượt qua khó khăn trong kinh doanh. BIDV giảm sâu lãi suất gói vay vốn trung dài hạn mới 2021 quy mô 50.000 tỷ đồng.
Ngân hàng Sacombank cũng triển khai nguồn vốn ưu đãi trị giá đến 10.000 tỷ đồng. Với lãi suất từ 4%/năm và thời hạn vay tối đa 6 tháng. Gói nhằm đồng hành cùng doanh nghiệp xuất khẩu và hỗ trợ các doanh nghiệp. Giúp khắc phục khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh khi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Đối tượng khách hàng của nguồn vốn này là doanh nghiệp có quy mô từ siêu nhỏ đến lớn.
Cũng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt bão Covid-19, tháng 5 vừa qua, Ngân Hàng TMCP Bắc Á công bố gói ưu đãi với hạn mức tín dụng tới 3.000 tỷ đồng. Theo đó, lãi suất cho vay chỉ 7,5%/năm dành cho khách hàng có khế ước nhận nợ dưới 6 tháng. Lãi suất 7,7%/năm dành cho khế ước nhận nợ 6 tháng.
Mức lãi suất cho vay cực ưu đãi do cá nhân và doanh nghiệp nhỏ
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) cũng tung ra gói giải pháp tín dụng toàn diện. Dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu với lãi suất ưu đãi/cạnh tranh. Cụ thể là lãi chỉ từ 6%/năm với VND và từ 3.0%/năm với USD. Không chỉ có lãi suất vay siêu ưu đãi, khách hàng còn có thể được tài trợ vốn. Mà không cần tài sản bảo đảm lên tới 90% giá trị hợp đồng/LC xuất khẩu.
Mới đây, HDBank đã giảm lãi suất cho vay với mức lãi suất thấp nhất chỉ 3%/năm. Ưu đãi dành cho các cá nhân và doanh nghiệp siêu nhỏ. Gói vay này dành cho khách hàng vay vốn để sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Số tiền cho vay lên đến 3 tỷ đồng, ân hạn vốn gốc 6 tháng. Vietbank cũng triển khai nhiều gói ưu đãi với lãi suất cho vay chỉ 6,5%/năm. Nếu để giải ngân phục vụ sản xuất kinh doanh thì lãi suất cho vay chỉ từ 6%/năm, … Tổng hạn mức lên đến 1.000 tỷ đồng dành cho gói ngắn hạn. Và 2.000 tỷ đồng cho gói trung, dài hạn.
Về phía Ngân hàng Nhà nước, Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú khẳng định. Ngân hàng Nhà nước vẫn yêu cầu các tổ chức tín dụng tiếp tục hỗ trợ. Nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Cụ thể như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí, cho vay mới… Đặc biệt, các đơn vị tiếp tục cắt giảm tối đa các loại chi phí nhằm tạo nguồn lực tài chính hỗ trợ khách hàng. Từng tổ chức tín dụng căn cứ năng lực, khả năng tài chính của mình. Rồi từ đó tính toán thực hiện giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ…