Thị trường trái phiếu dưới ảnh hưởng phức tạp của biến thể Delta

Thị trường trái phiếu dưới ảnh hưởng phức tạp của biến thể Delta

Dịch bệnh đang có những ảnh hưởng phức tạp và gây ra những sức ép lớn đối với kinh tế các nước nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Dưới sự lan rộng của biến thể Delta đã tàn phá không nhỏ đến nền kinh tế nhiều nước, ngay cả các nước phát triển mạnh. Trước tình hình phức tạp này, các chuyên gia trái phiếu đã đưa ra một số nhận định về sức hấp dẫn của thị trường trái phiếu mới nổi, đặc biệt là việc cắt giảm cổ phiếu để đầu tư vào trái phiếu đang tăng nhanh. Cùng tham khảo bài viết sau đây để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về vấn đề này ngay nhé!

Nhà đầu tư đua nhau đổ vào thị trường trái phiếu mới nổi

Các nhà đầu tư ở các thị trường mới nổi đã và đang đổ tiền vào trái phiếu. Song song đó là cắt giảm vào cổ phiếu theo xu hướng ngày càng gia tăng khi biến thể delta. Điều này đã tàn phá các nền kinh tế đang phát triển với tỷ lệ tiêm chủng thấp. Theo dữ liệu của Viện Tài chính Quốc tế (IIF), tại các thị trường mới nổi ngoại trừ Trung Quốc, kênh trái phiếu đã chứng kiến ​​dòng vốn ròng trong 11 tháng liên tiếp. Chuỗi dài nhất kể từ đầu năm 2018. Dòng vốn vào trái phiếu đã tăng lên mức ròng 99,2 tỷ USD sáu tháng đầu năm nay. Cao hơn so với dòng vốn rút ròng từ cổ phiếu là 2,2 tỷ USD.

Nhà đầu tư đua nhau đổ vào thị trường trái phiếu mới nổi

Tại các thị trường mới nổi, kênh đầu tư cổ phiếu đã không thu hút được nhiều tiền hơn kênh đầu tư trái phiếu. Kể từ tháng 11/2020 khi tiến trình tiêm chủng vắc xin bắt đầu và việc ông Joe Biden được bầu làm Tổng thống Mỹ. Điều này đã thúc đẩy sự lạc quan đối với nền kinh tế toàn cầu. Đặc biệt là kinh tế Mỹ.

Nhận định của các chiến lược gia trái phiếu trước biến thể Delta

Paul Sandhu, người đứng đầu bộ phận giải pháp đa tài sản tại BNP Paribas Asset Management Asia cho biết. ” Bức tranh này sẽ không sớm thay đổi. Vì rủi ro của biến thể delta đối với các thị trường mới nổi vẫn chưa được phản ánh đầy đủ vào giá”. Chiến lược gia Arun Sai của Pictet Asset Management cũng cho biết ông ủng hộ trái phiếu thị trường mới nổi hơn so với cổ phiếu. Theo ông, cổ phiếu ở các thị trường mới nổi chỉ thu hút dòng vốn bền vững. Nhất là khi chúng mang lại triển vọng tốt hơn so với các thị trường phát triển.

Chỉ số MSCI thị trường mới nổi đã giảm gần 9%. Thấp hơn so với mức đỉnh vào giữa tháng 2 của năm nay. Trong khi chỉ số JPMorgan về trái phiếu bằng đồng USD đã tăng 5%. Cao hơn so với mức thấp vào đầu tháng 3. Chiến lược gia Sandhu cho biết. “Trái phiếu vẫn là yếu tố đa dạng hóa danh mục quan trọng đối với nhiều nhà đầu tư. Nợ thị trường mới nổi mang lại lợi suất rất hấp dẫn. Ngược lại, dòng vốn vào cổ phiếu chủ yếu tập trung cao độ vào các thị trường Mỹ hơn là các thị trường mới nổi”.

Biến động thị trường trái phiếu trong nước và Quốc tế

Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Indonesia và Việt Nam công bố giảm lãi suất trái phiếu chính phủ cả ngắn hạn và dài hạn. Trong khi Hàn Quốc, Malaysia và Philippines công bố mức tăng. Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Đông Á mới nổi đã đạt 20.300 tỷ USD vào cuối tháng 3 năm nay. Tăng trưởng của thị trường trái phiếu ở mức khiêm tốn trong quý I/2021. Cụ thể đạt 2,2% so với mức tăng 3,1% cùng kỳ năm ngoái. Do các chính phủ trong khu vực tìm cách cân bằng chính sách tài khóa. Khu vực tư nhân vẫn thận trọng trong bối cảnh các đợt bùng phát mới và việc triển khai tiêm vắc-xin không đồng đều.

Biến động thị trường trái phiếu trong nước và Quốc tế

Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam đã giảm 0,3% so với quý trước. Do lượng trái phiếu chính phủ đang lưu hành sụt giảm. Tuy nhiên, thị trường trái phiếu vẫn tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Do trái phiếu doanh nghiệp tăng hơn gấp đôi trong cùng kỳ. Trái phiếu bằng đồng nội tệ trên thị trường ở mức khá cao. Bao gồm 82,1% trái phiếu chính phủ và 17,9% trái phiếu doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *