Việt Nam là một đất nước nông nghiệp nhiệt đới với đa dạng các loại nông sản,hoa quả. Đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Dựa trên thống kê của Tổng cục Hải quan, nông sản Việt Nam hiện nay đã chính thức có mặt tại hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Giữ được chỗ đứng vững vàng tại một số thị trường “khó tính” như Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu…, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Mới đây nông sản Việt lại tiếp tục đón thêm tin vui, khi đã chính thức rộng cửa sang thị trường Australia đầy tiềm năng.
Australia là quốc gia hàng đầu thế giới về nông nghiệp
Australia là quốc gia hàng đầu thế giới về nông nghiệp. Với hơn 123.000 doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi gia súc, quản lý và khai thác gần 384,6 triệu hécta đất. Đây cũng là một thị trường có tiêu chuẩn sống cao, nông sản phong phú “cái gì cũng có,” từ táo, nho, đến xoài, sầu riêng, thanh long, nhãn, vải, đu đủ, chuối, dứa…
Trong những năm gần đây, xuất khẩu nông nghiệp của Australia luôn đạt trên 40 tỷ USD và sản phẩm nông nghiệp của nước này ngày càng được ưa chuộng, do không chỉ ngon mà quan trọng là chính sách kiểm soát chất lượng và môi trường tốt của chính phủ làm cho nông sản của Australia có giá trị cao trong mắt người tiêu dùng.
Australia ưu tiên thúc đẩy xuất nhập khẩu nông sản với Việt Nam và mong muốn đưa Việt Nam thành đối tác thương mại lớn thứ 10 nước này. Thông điệp này được Bộ trưởng Thương mại, Du lịch và Đầu tư Australia Hon Dan Tehan nêu tại cuộc gặp gỡ báo chí ngày 14/7. Nhân chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam trong hai ngày (13,14/7). Đây là chuyến thăm cấp Bộ trưởng đầu tiên của Chính phủ Australia tới Việt Nam. Từ khi Covid-19 bùng phát, nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại hai bên.
Nông sản Việt rộng cửa sang thị trường Australia đầy tiềm năng
Để tiếp thêm động lực cho quan hệ thương mại hai nước. Việt Nam và Australia đang cùng nhau xây dựng Chiến lược hợp tác kinh tế tăng cường bằng mọi nỗ lực để có thể ký kết vào đầu tháng 10 tới. “Chiến lược này sẽ giúp các nhà xuất khẩu của cả hai bên tìm kiếm thị trường và khách hàng mới. Hỗ trợ hai nước phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19”, ông nhấn mạnh.
Hợp tác song phương về thương mại, năng lượng và khai khoáng
Các sáng kiến được thảo luận trong khuôn khổ của chiến lược này. Gồm chính thức hóa các cuộc đàm phán hợp tác song phương về thương mại, năng lượng và khai khoáng. Thúc đẩy đàm phán tiếp cận thị trường cho thương mại nông nghiệp, kinh tế kỹ thuật số. Hợp tác chuỗi cung ứng để hỗ trợ chương trình nghị sự về Công nghiệp 4.0 của Việt Nam. Nói thêm về thúc đẩy xuất khẩu nông sản, ông cho hay, Australia sẽ ưu tiên. Tạo điều kiện cho mở cửa một số mặt hàng nông sản Việt Nam. Ngược lại, Australia cũng có rất nhiều sản phẩm chế biến sâu, muốn xuất khẩu sang Việt Nam.
Có 4 loại trái cây tươi của Việt Nam được xuất chính ngạch sang Australia
Hiện mới có 4 loại trái cây tươi của Việt Nam được xuất chính ngạch sang Australia. Nên cần thêm những cuộc làm việc giữa lãnh đạo ngành nông nghiệp hai nước. Nhằm tiến tới thoả thuận mở thêm cửa cho các mặt hàng nông sản. Ông gợi ý, trước tiên có thể mỗi nước sẽ xem xét cấp phép hai loại trái cây muốn xuất khẩu sang nhau. Sau đó tăng dần nếu sản phẩm đủ điều kiện, đáp ứng các tiêu chuẩn, chất lượng.
“Trong số 4 loại quả Việt Nam xuất sang Australia, tôi đã nếm thử trái xoài, nó thực sự rất ngon”. Bộ trưởng Dan Tehan hồ hởi, và nhấn mạnh cơ hội để Việt Nam xuất thêm các loại quả tươi sang Australia là rất lớn. Thương mại 2 chiều Việt Nam – Australia đạt 8,3 tỷ USD vào cuối năm 2020. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Australia đạt 3,62 tỷ USD và nhập từ thị trường này 4,68 tỷ USD. Cán cân thương mại vẫn nghiêng về Việt Nam nhập siêu hơn 1 tỷ USD.
Kết quả của thương mại 2 chiều
5 tháng đầu năm nay, thương mại hai chiều đã đạt 4,7 tỷ USD, tăng 41,1%. Cả Việt Nam và Australia đều trong nhóm 11 đối tác thương mại lớn nhất của nhau. Australia là nhà đầu tư FDI đứng thứ 19 trong 132 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 526 dự án. Số vốn là gần 1,92 tỷ USD (tính đến 6/2021). Gia tăng thêm đầu tư Việt Nam – Australia trong tương lai. Bộ trưởng Dan Tehan nhấn mạnh yếu tố đầu tiên là tăng cường mối quan hệ hợp tác sâu rộng, phát triển ở cấp Chính phủ.
“Cơ hội phát triển đầu tư, thương mại giữa hai nước là rất lớn nhờ hợp tác bền chặt giữa hai Chính phủ”. Ông nhấn mạnh và nhắc tới một số doanh nghiệp Việt Nam gần đây đầu tư sang Australia như VinFast, Hoà Phát… Là nền kinh tế mở, phát triển và hệ thống chính trị, pháp lý cũng như môi trường kinh doanh ổn định. Ông nói, Australia hoan nghênh sự đầu tư của doanh nghiệp Việt vào đây.
Nền kinh tế của Australia và Việt Nam có tính bổ sung lẫn nhau
Nền kinh tế của Australia và Việt Nam có tính bổ sung lẫn nhau. Nghĩa là hai nước là đối tác hơn là đối thủ cạnh tranh. Australia là nhà cung cấp nguyên liệu thô đáng tin cậy mà các nhà xuất khẩu của Việt Nam cần để phát triển chuỗi giá trị trong nước. “Các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục của chúng tôi đang hỗ trợ đào tạo lực lượng lao động tương lai của Việt Nam.
Các dịch vụ hậu cần, kỹ thuật, tài chính và thiết kế của Australia đang trang bị cho ngành công nghiệp Việt Nam những kiến thức chuyên môn cần thiết. Nhằm đưa sản phẩm của Việt Nam vào các thị trường trên toàn cầu”, ông nhận xét.
Đều là những thành viên tích cực
Việt Nam và Australia đều là các thành viên rất tích cực của Hiệp định Đối tác Toàn diện; Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Bộ trưởng Dan Tehan tin tưởng, việc hai bên đẩy mạnh thực hiện các hiệp định này. Sẽ tạo thêm những động lực hợp tác mới. Mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân hai nước.
Bộ trưởng Dan Tehan nói ấn tượng với những cải cách của Chính phủ Việt Nam trong phát triển kinh tế. Vừa đảm bảo phòng, chống Covid-19; vừa duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế tích cực. “Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công về cải cách trong khu vực ASEAN”, ông nói thêm. Ông cũng cho rằng, Việt Nam đang đi đúng hướng trong phòng, chống Covid-19 và tin tưởng dịch bệnh sẽ sớm được đẩy lùi. Năm 2021, Australia sẽ tài trợ 1,5 triệu liều vaccine AstraZeneca cho Việt Nam. Đây là một phần trong cam kết của Australia hỗ trợ các đối tác và bạn bè thân thiết trong khu vực.
Kết luận
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào Australia chưa thể so sánh với Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc… và mới chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng quy mô thị trường Australia. Song danh tiếng và thương hiệu của nông sản Việt Nam đã được khẳng định. Nhờ những nỗ lực không ngừng của chính phủ, doanh nghiệp và nông dân Việt Nam để có thể “sống chung được với người khổng lồ” này.
Trong khi đó, các nước Liên minh châu Âu (EU) cũng là đối tác đầy tiềm năng. Đây là thị trường rộng lớn, với quy mô dân số trên 500 triệu người. Tham tán Nông nghiệp tại EU và Bỉ, ông Trần Văn Công cho biết. Về tổng thể, hàng nông-lâm-thủy sản xuất khẩu của Việt Nam hiện chiếm tỷ trọng nhỏ so với nhu cầu nhập khẩu của EU. Nên dư địa cho xuất khẩu sang EU còn rất lớn. Nông sản Việt, trong đó có hoa quả, đang từng bước chinh phục thị trường thế giới. Mở ra cơ hội to lớn cho các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam trên toàn cầu.