Bảo hiểm tài sản được biết đến là một loại bảo hiểm mới đối với người dân Việt Nam. Khác với các loại bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tài sản đem lại các lợi ích riêng biệt. Đối với nhiều người, đây có thể là loại bảo hiểm giúp ích được rất nhiều cho cuộc sống tương lai của họ. Bảo hiểm tài sản hiện nay đang dần được biết đến nhiều hơn, rộng rãi hơn. Khi tài sản của một người gặp rủi ro, đây là lúc bảo hiểm tài sản sẽ thay bạn chịu trách nhiệm cho việc này. Vậy rốt cục chính xác về những điều bảo hiểm tài sản làm được là gì? Tất cả đều được thông tin đến bạn qua nội dung bài viết sau đây.
Về bảo hiểm rủi ro cho mọi tài sản
Bảo hiểm tài sản là một loại bảo hiểm khá mới. Bảo hiểm này đang trở thành một trong những mối quan tâm của người Việt. Liệu có nên bỏ ra một số tiền để bảo đảm tài sản của bạn sẽ được đền bù khi có thiệt hại?
Bảo hiểm tài sản là một loại bảo hiểm thuộc nhóm bảo hiểm phi nhân thọ. Đã được quy định cụ thể tại Điều 7 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000. Theo đó, phía công ty bảo hiểm sẽ tiến hành thu phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm và cam kết bồi thường cho bên được bảo hiểm. Khi tài sản bảo hiểm gặp rủi ro trong phạm vi bảo hiểm dẫn đến tổn thất. Bảo hiểm tài sản là hình thức bảo hiểm cho các đối tượng là tài sản. Bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.
Đây là một loại bảo hiểm phi nhân thọ. Nó giúp người mua bảo hiểm được bảo hiểm “mọi rủi ro” xảy ra đối với tài sản. Bất kỳ những rủi ro nào mà hợp đồng bảo hiểm không loại trừ đều sẽ tự động được hưởng bảo hiểm. Trong đó, những rủi ro được loại trừ sẽ được nêu cụ thể ở nội dung của bản hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Có thể lấy ví dụ dễ hiểu: Nếu chủ sở hữu nhà mua bảo hiểm rủi ro cho mọi tài sản và hợp đồng. Không loại trừ nguy cơ thiên tai thì ngôi nhà sẽ được hưởng bảo hiểm khi có thiên tai xảy ra.
Đặc điểm của bảo hiểm rủi ro cho tài sản
Bảo hiểm tài sản là loại bảo hiểm có tính toàn hiện nhất hiện đang có mặt trên thị trường Việt Nam. Chính vì vậy loại bảo hiểm này được “định giá” tương đối cao hơn mặt bằng chung. Chi phí khi mua bảo hiểm này được tính toán linh hoạt theo xác suất yêu cầu bồi thường/chi trả của người mua bảo hiểm.
Những tài sản có thể được hưởng bảo hiểm
Trong gói bảo hiểm rủi ro cho tài sản này thì các tài sản được bảo vệ khỏi tổn thất, thiệt hại, hủy hoại. Trong đó gồm có:
+ Các loại bất động sản (trừ đất đai) như: hệ thống lắp đặt, các công trình, kiến trúc xây dựng.
+ Động sản: bao gồm những loại trang thiết bị, máy móc đi liền với bất động sản.
+ Các loại hàng hóa, thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên-nhiên-vật liệu,…
+ Các sản phẩm đang sản xuất dở dang.
+ Các loại sổ sách, mô hình, bản vẽ,…
+ Các loại tài sản khác không bị loại trừ bảo hiểm trong phần “các tài sản bị loại trừ” hợp đồng bảo hiểm.
Lưu ý: Các tài sản được bảo hiểm phải là loại tài sản có thể quy ra thành tiền. Khi mua bảo hiểm này, người mua bảo hiểm có thể mở rộng điều khoản bảo hiểm. Để bảo hiểm cho tiền bạc, trang sức, sách quý, các tác phẩm nghệ thuật, các đồ đạc có giá trị khác.
Các rủi ro được hưởng trong hợp đồng bảo hiểm tài sản
Ở loại hình bảo hiểm tài sản, các rủi ro được bảo hiểm thường không được nêu cụ thể và rõ ràng. Tuy nhiên trong hợp đồng sẽ nêu ra các rủi ro không được hưởng bảo hiểm. Chỉ cần loại trừ những rủi ro không được bảo hiểm đó thì những rủi ro còn lại đều được bảo hiểm.
Các rủi ro không được bảo hiểm thường là những rủi ro đã được bảo hiểm bởi các loại bảo hiểm khác. Chẳng hạn như:
+ Rủi ro về xe cộ, trộm cướp, rủi ro về công trình thi công, xây dựng và lắp đặt,…
+ Rủi ro mang tính khách quan mà người mua bảo hiểm không thể tránh khỏi. Chẳng hạn như sự xuống cấp/hao mòn tự động của tài sản.
Các rủi ro được bảo hiểm không bị giới hạn như là:
+ Tài sản thiệt hại, hư tổn do cháy, nổ, sét đánh.
+ Bị máy bay hoặc các thiết bị bay rơi trúng.
+ Xảy ra bạo động, bể xưởng, hoạt động đình công.
+ Hành động ác ý phá hoại của một ai đó.
+ Xảy ra động đất, thiên tai, núi lửa phun trào, tình trạng lũ lụt,…
+ Sự cố vỡ bể nước, thiết bị chứa nước.
+ Bị rò rỉ nước ở hệ thống chữa cháy, cháy do tự tỏa nhiệt, cháy ngầm ở dưới đất.
+ Bị xe cộ hoặc gia súc đâm va vào.
+ Các rủi ro xảy ra mà người mua bảo hiểm không thể lường trước được không bị loại trừ trong mục “các rủi ro bị loại trừ”.
Phí bảo hiểm rủi ro cho tài sản cần chi trả
Đây được xem là số tiền bảo hiểm được tính theo tỷ lệ phần trăm. Người được hưởng bảo hiểm phải trả cho phía công ty bảo hiểm để được bảo hiểm trước mọi rủi ro. Người mua bảo hiểm có thể thanh toán phí bảo hiểm trong một lần hoặc nhiều lần. Điều này sẽ được thống nhất thông qua thỏa thuận của người mua và bên cung cấp sản phẩm bảo hiểm.
Thời hạn sử dụng của mỗi gói bảo hiểm
Mỗi hợp đồng bảo hiểm rủi ro tài sản thường có thời hạn chuẩn là 12 tháng. Tuy nhiên người mua bảo hiểm có thể yêu cầu thời hạn bảo hiểm ngắn hơn hoặc dài hơn tùy theo nhu cầu. Khi đó biểu phí bảo hiểm cũng sẽ được tính lại sao cho tương ứng với thời hạn bảo hiểm.
Đối tượng nào là người nên mua bảo hiểm tài sản?
Những chủ sở hữu tài sản hoặc những người sử dụng tài sản đều là những người nên mua bảo hiểm rủi ro cho mọi tài sản. Bao gồm:
+ Những người đồng sở hữu tài sản
+ Các đối tác có quyền lợi liên quan đến tài sản
+ Người cầm cố, thế chấp và người nhận cầm cố, thể chấp tài sản
+ Người cho thuê và người đi thuê tài sản
+ Những người được ủy thác việc bảo quản tài sản
+ Những người cung cấp dịch vụ có liên quan đến tài sản
+ Các bên trong hợp đồng mua bảo, trao đổi,…
Thông qua những kiến thức về sản phẩm bảo hiểm rủi ro cho mọi tài sản trên đây. Có thể thấy rằng đây là loại hình bảo hiểm có “tính bảo vệ đa năng”. Giúp người mua bảo hiểm được bảo hiểm toàn diện về tài sản. Do đó, không có lý do gì để bạn không bỏ ra một khoản chi phí xứng đáng để tham gia loại bảo hiểm này. Hãy xem xét tham gia ngay bảo hiểm rủi ro cho mọi tài sản sớm nhất có thể. Vì bạn sẽ không thể biết được rủi ro có thể xảy ra với tài sản của mình bất cứ lúc nào.