Thực hiện ngăn chặn, đẩy lùi nhanh dịch bệnh, hạn chế phát sinh lây lan, nhất là tại các khu công nghiệp. Tháo gỡ khó khăn, đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy kinh tế bền vững, phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra….là những mục tiêu vừa đảm bảo phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế mà lãnh đạo tỉnh Bình Dương đang triển khai thực hiện. Dự báo trong thời gian tới khu vực thành phố mới của Bình Dương sẽ trở thành trung tâm kết nối vùng đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh. Cùng điểm qua những nhận định mới về nền kinh tế Bình Dương tăng trưởng ra sao trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay nhé!
Tổng sản phẩm (GRDP) của Bình Dương vẫn tăng bất chấp dịch bệnh
Bất chấp những ảnh hưởng của Covid-19, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng qua của Bình Dương vẫn tăng 7,23% so với cùng kỳ. Theo Cục thống kê tỉnh Bình Dương, 6 tháng đầu năm 2021; tình hình kinh tế – xã hội tỉnh Bình Dương tiếp tục duy trì đà phục hồi, đạt hoặc vượt nhiều chỉ tiêu quan trọng. Sản xuất công nghiệp, thương mại từng bước tăng trưởng trở lại. Đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo định hướng xuất khẩu. Sự gia tăng đầu tư và mở rộng các hoạt động thương mại.
Cụ thể, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 7,23% so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 8,23%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 10,4%. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tăng 43,4%; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1,4 tỷ USD.
Hàng trăm doanh nghiệp công nghiệp mới đi vào hoạt động tại Bình Dương
Ngay trong nửa đầu năm, 644 doanh nghiệp công nghiệp mới đi vào hoạt động tại Bình Dương. Góp phần đưa chỉ số sản xuất công nghiệp cộng tăng 8,23% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,39%. Là ngành chiếm tỷ trọng cao trong tổng số giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp (85%). 3.201 doanh nghiệp đăng ký mới trên địa bàn, tăng 18,2%. Tổng vốn đăng ký 22.169 tỷ đồng, tăng 35,4%, theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Công tác an sinh xã hội được đẩy mạnh
Về công tác an sinh xã hội, toàn tỉnh đã chi hơn 700 tỷ đồng chăm lo cho các chế độ theo quy định. Tỉnh xây dựng, sửa chữa 28 căn nhà tình nghĩa; tặng 2.000 thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ 68.934 đối tượng bị ảnh hưởng của dịch bệnh với tổng số tiền 79,8 tỷ đồng. Là địa bàn có nhiều khu công nghiệp quy mô, lượng lao động tập trung lớn. Bình Dương thực hiện nhiều phương án nhằm làm giảm tác động của dịch bệnh. Có 171 doanh nghiệp với khoảng 5.200 công nhân bị ảnh hưởng. Bù lại, tỉnh tạo việc làm mới cho 15.317 người, đạt 43,7% kế hoạch. Tiếp nhận và giải quyết 82.577 hồ sơ hưởng chế độ.
Kết luận
Bình Dương có lợi thế về vị trí địa lý khi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thuận lợi cho phát triển công nghiệp đô thị, dịch vụ. Địa điểm nằm trên các trục giao thông quan trọng của quốc gia. Đồng thời là đầu mối giao lưu thương mại quan trọng giữa các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung với Tp. Hồ Chí Minh.
Bình Dương có cơ sở hạ tầng khá tốt, đặc biệt lãnh đạo tỉnh luôn chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ. Ưu tiên phát triển mạnh mạng lưới giao thông; tạo kết nối thuận lợi với các tỉnh thành xung quang nhằm tận dụng lợi thế về vị trí địa lý. Nhiều tuyến giao thông quan trọng đã được đầu tư, đưa vào sử dụng như Đại lộ Bình Dương và đặc biệt là đường Mỹ Phước – Tân Vạn.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Trần Thanh Liêm, sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đến nay, tỉnh Bình Dương đã cơ bản trở thành một tỉnh phát triển công nghiệp. Có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với nhiều thành tựu nổi bậc về đổi mới và hội nhập quốc tế.