Trước tình hình đại dịch Covid đang diễn biến phức tạp trong thời gian vừa qua, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định rằng: Sẽ có những tác động mạnh, thậm chí là nghiêm trọng đến nền kinh tế Việt Nam. Bởi hậu quả mà dịch bệnh gây ra là nhiều chiều và bao phủ lên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Chủ yếu là tác động chính vào 3 yếu tố: tăng trưởng, đầu tư và thương mại. Gián đoạn các chuỗi giá trị sản xuất; suy giảm tiêu dùng ngành dịch vụ và du lịch là những ảnh hưởng đặc trưng nhất. Với tình hình trên, liệu kinh tế 5 thành phố lớn của nước ta sẽ có đà tăng trưởng như thế nào.Hãy đến với Bảng tin kinh tế – đầu tư ngay sau đây để tìm hiểu rõ hơn nhé!
Kinh tế 5 thành phố lớn của VN có đà tăng trưởng ra sao những tháng đầu năm?
Hải Phòng có tốc độ tăng trưởng GRDP cao nhất
Trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương, Hải Phòng có tốc độ tăng trưởng GRDP 6 tháng cao nhất. Còn Đà Nẵng thoát vùng tăng trưởng âm của cùng kỳ 2020. Sáu tháng đầu năm nay, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của 5 thành phố trực thuộc Trung ương đều ở mức dương. Trong đó, Hải Phòng có GRDP tăng trưởng cao nhất và cũng là thành phố duy nhất có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt hai con số. Mức tăng trưởng 13,52% của Hải Phòng trong kỳ này cao hơn 6 tháng đầu năm 2020. Dù bị ảnh hưởng của Covid-19, Hải Phòng vẫn giữ mức tăng trưởng cao so với các tỉnh, thành phố khác. Đứng thứ 4 cả nước và thứ 2 vùng trọng điểm Bắc Bộ.
Xếp sau lần lượt là Hà Nội, Cần Thơ, HCM và Đà Nẵng
Xếp sau với khoảng cách không quá chênh lệch nhau. Lần lượt là Hà Nội (5,91%), Cần Thơ (5,61%) và TP HCM (5,46%). Tốc độ tăng trưởng kinh tế Hà Nội kỳ này cao hơn 6 tháng đầu năm ngoái. Nhưng thấp hơn cùng kỳ 2019. Trong khi đó, mức tăng trưởng của Cần Thơ được đại diện Cục Thống kê thành phố này đánh giá là điểm sáng trong nền kinh tế. Còn kinh tế TP HCM kỳ này cũng tăng trưởng cao hơn nhiều so với mức ước tính của 6 tháng đầu năm ngoái. Nhưng đây vẫn là mức tăng trưởng thấp thứ nhì của TP HCM trong 10 năm qua.
Riêng Đà Nẵng có tốc độ tăng trưởng GRDP thấp nhất trong các thành phố trực thuộc Trung ương; đạt 4,99%. Ngay cả khi so sánh trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, chỉ số tăng trưởng Đà Nẵng vẫn kém Quảng Nam (11,72%) và Thừa Thiên – Huế (5,64%). Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng là thành phố này cũng đã thoát khỏi đà tăng trưởng âm của 6 tháng năm 2020.
Động lực tăng trưởng kinh tế
Động lực tăng trưởng kinh tế 6 tháng của các thành phố trực thuộc Trung ương có sự phân hóa. 5 thành phố có cùng cơ cấu kinh tế: trọng khu vực dịch vụ. Còn công nghiệp – xây dựng đứng thứ nhì và xếp cuối là nông nghiệp. Tuy nhiên, Hải Phòng lại có động lực tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào khu vực công nghiệp – xây dựng. Theo Cục Thống kê Hải Phòng, ngành công nghiệp giữ vai trò “đầu tàu” của nền kinh tế thành phố.
Với 4 thành phố còn lại, dịch vụ là nhóm ngành đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế. Cục Thống kê Đà Nẵng xác định. Dịch vụ là bệ đỡ chính cho tăng trưởng của cả nền kinh tế thành phố trong 6 tháng đầu năm 2021. Tại TP HCM, giá trị tăng thêm của 9 ngành dịch vụ trọng yếu chiếm 58,1% trong GRDP.
Nhóm ngành công nghiệp chế biến – chế tạo là điểm sáng đồng nhất
Trong bối cảnh khó khăn do Covid-19, ngành bán lẻ hàng hóa và nhóm ngành công nghiệp chế biến – chế tạo là điểm sáng đồng nhất ở kinh tế 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Tại Cần Thơ, doanh thu bán lẻ hàng hóa đóng góp nhiều nhất vào tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng. Chiếm 83,8% tổng mức thu. Con số trên ở Hải Phòng là gần 83%, Đà Nẵng hơn 70%, Hà Nội hơn 68% và TP HCM là 56%.
Với công nghiệp chế biến – chế tạo; cả 5 thành phố đều ghi nhận chỉ số sản xuất tăng trưởng tốt. Nổi bật trong đó là các ngành như chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống, sản xuất trang phục, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, sản xuất phân bón, sản xuất linh kiện điện tử…
Du lịch lữ hành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất
Trong 6 tháng qua, du lịch lữ hành là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất tại cả 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Cục Thống kê Hà Nội nhận định, từ cuối tháng 1 đến nay; Covid-19 tiếp tục bùng phát 2 đợt khiến ngành du lịch thủ đô bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các hoạt động du lịch phải tạm dừng trong thời gian giãn cách xã hội, lượng khách sụt giảm. Các công ty lữ hành gặp nhiều khó khăn trong duy trì hoạt động kinh doanh và lao động. Cục Thống kê Đà Nẵng cho rằng, du lịch là ngành duy nhất vẫn rất khó khăn. Ngược hẳn xu hướng phục hồi chung của toàn khu vực dịch vụ. Hải Phòng cũng xác định, đây là ngành thiệt hại nhiều nhất trong làn sóng dịch thứ 4.
Do ít chịu ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng muộn. Du lịch TP HCM và Cần Thơ ghi nhận các con số tích cực hơn. Theo Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Cần Thơ, ước tính 6 tháng đầu năm, tổng lượt khách du lịch đạt hơn 2,1 triệu lượt, tăng 5,6% so với cùng kỳ. Tổng thu từ du lịch ước đạt 1.503 tỷ đồng, tăng 6,3% so với cùng kỳ. TP HCM là thành phố trực thuộc Trung ương có lượt khách du lịch cao nhất cả nước. Dù không có khách quốc tế, lượng khách du lịch nội địa tăng 0,3% so với cùng kỳ cũng giúp địa phương này đạt 7,75 triệu lượt khách.
Tăng trưởng kinh tế cuối năm – Lá chắn vaccine và sống chung với dịch
Sự bùng phát của dịch bệnh có thể ảnh hưởng đến sức mạnh nội tại nền kinh tế Việt Nam. Bởi nó sẽ ảnh hưởng đến các mối quan hệ kinh tế và chuỗi cung ứng trong nước. Khi dịch bệnh xảy ra, khu vực chế biến chế tạo có những ảnh hưởng nhất định như phải gián đoạn cho dịch. Nhưng đối với khu vực dịch vụ chiếm hơn 40% cơ cấu GDP. Sẽ bị ảnh hưởng sụt giảm rất mạnh trong nửa còn lại của năm. Bởi sự giãn cách hay các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh ở trong nước. Chính vì lí do này thì tăng trưởng kinh tế còn lại của năm sẽ khó khăn và chủ yếu đến từ khu vực dịch vụ nội địa.
Hoạt động kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp nhỏ và người nghèo là rất quan trọng. Nếu các biện pháp quá nghiêm ngặt, nhiều hoạt động kinh tế bị đình trệ. Có thể dẫn đến những vấn đề xã hội còn nghiêm trọng.
Cần phải vạch ra một lộ trình sống chung với dịch. Theo đó, bước đầu Việt Nam cần tư duy về lâu dài người dân cần phải sống chung với Covid-19. Thứ hai, cần sớm mở cửa nền kinh tế một cách bình thường. Đi kèm đó là những hạn chế nhất định trong việc thực hiện giãn cách xã hội; thay vì đóng cửa một cách cứng nhắc. Thứ ba, Việt Nam cần khẩn trương thực hiện việc tiêm chủng và mở rộng tiêm chủng càng sớm càng tốt. Đó chính là nền tảng, là tấm hộ chiếu để Việt Nam sớm quay trở lại với nền kinh tế toàn cầu.