Có thể thấy được dịch bệnh Covid-19 đã gây ra nhiều ảnh hưởng về mọi mặt đời sống của con người. Vì đợt dịch bệnh lần này đã mang tính chất nghiêm trọng hơn nên kinh tế của người dân của bị ảnh hưởng không nhỏ. Nếu các doanh nghiệp, người lao động được hỗ trợ bởi trợ cấp bảo hiểm xã hội thì ngược lại, những chủ hộ kinh doanh nhỏ lại không may mắn như vậy. Vì các chủ hộ này không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nên việc nhận trợ cấp khi dịch bệnh là điều không thể. Chính vì thế, hiện nay đã có đề xuất các chủ hộ này cũng cần đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để đề phòng cho tình huống xấu như hiện nay.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì?
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động. Khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động. Hoặc bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức. Mà người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia.
Các chế độ của BHXH bắt buộc
Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ sau:
– Ốm đau
– Thai sản
– Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
– Hưu trí
– Tử tuất
Dịch bệnh ảnh hưởng đến việc kinh doanh của nhiều chủ cá thể
Do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, anh Bùi Tiến Hỉ – chủ kinh doanh cá thể phải đóng cửa hàng ăn trong mấy tháng nay. Không có nguồn thu, anh mong muốn được đóng bảo hiểm xã hội. Để có thể hưởng trợ cấp thất nghiệp những lúc gặp khó khăn. Anh Bùi Tiến Hỉ cho biết: “Thu nhập gần như không có. Tôi nghĩ chỉ có công ty nhà nước, cơ quan mới có bảo hiểm xã hội, hộ kinh doanh cá thể lao động tự do không có”.
Các quy định đóng bảo hiểm của lao động tự do
Theo quy định hiện nay, người lao động tự do vẫn còn thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Dù phải đóng 22% tổng thu nhập một tháng. Nhưng người lao động chỉ có thể hưởng hai chính sách. Đó là bao gồm hưu trí và tử tự. Còn nếu mở rộng lên bảo hiểm xã hội bắt buộc như đề xuất. Họ sẽ hưởng cả 5 chế độ, cả khi ốm đau, thai sản… như lao động có hợp đồng.
“Mặc dù Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã có những bước tiến và tiến bộ. Góp phần mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội. Nhưng cũng có những hạn chế tồn tại nhất định. Chúng ta đã bỏ qua những người có điều kiện, nhu cầu tham giao đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Mở rộng diện bao phủ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc một cách vững chắc. Để tiến tới bảo hiểm xã hội toàn dân”, ông Lê Đình Quảng – Phó Trưởng Ban Chính sách Pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết.
Tuy nhiên, đối với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ như cửa hàng ăn, doanh thu không ổn định. Thời gian vừa qua, nhiều hộ kinh doanh ngừng hoạt động để phòng dịch, không có nguồn thu. Vì vậy khi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, việc xác định doanh thu, hay mức phí phải đóng như thế nào đang là vướng mắc.
Chia sẻ của GS TS Hoàng Văn Cường
GS TS Hoàng Văn Cường – Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết: “Chúng ta cũng cần phải nghĩ đến các chính sách. Đó là bảo lưu các phần tiền đã đóng của những năm trước đây có kết dư cao hơn. So với mức đóng tối thiểu thì người tham gia có thể được dùng phần đó để bù đắp những năm sau. Nếu không may hoạt động kinh doanh bị gián đoạn đình trệ”.
Ngoài ra, các chuyên gia nhấn mạnh cần phải tuyên truyền. Để người kinh doanh hiểu rõ lợi ích của việc đóng bảo hiểm. Đây không phải là đơn thuần là nghĩa vụ, mà là biện pháp bảo vệ quyền lợi ổn định lâu dài cho người kinh doanh.